21/04/2023 19:04 GMT+7

'Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng kinh tế hấp dẫn trong thời gian tới'

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ của Chính phủ, nhất là về hạ tầng giao thông cùng với các tiềm năng sẵn có, được dự đoán sẽ là vùng kinh tế hấp dẫn trong thời gian tới.

Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng kinh tế hấp dẫn trong thời gian tới - Ảnh 1.

Bà Võ Thị Thu Hương giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh tại Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp Trung Quốc chiều 21-4 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Chiều 21-4, tại TP Cần Thơ đã diễn ra chương trình giao thương doanh nghiệp Việt - Trung, do Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ phối hợp Sở Công Thương tỉnh Lào Cai tổ chức.

Sẽ là vùng kinh tế năng động

Tại chương trình, bà Võ Thị Thu Hương - phó giám đốc Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP Cần Thơ - đã giới thiệu về tiềm năng và cơ hội đầu tư tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cơ hội hợp tác, giao thương với các doanh nghiệp trong vùng này với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Theo bà Hương, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng kinh tế hấp dẫn trong thời gian tới với các lý do:

Chi phí lao động thấp so với các vùng trong cả nước; xu hướng lao động chất lượng cao qua sự thay đổi thu nhập và quan tâm đầu tư cho thế hệ trẻ.

Môi trường sống trong lành bởi đây là vùng chưa bị ảnh hưởng quá nhiều bởi công nghiệp nặng. Ngoài ra, vùng cũng được xác định phát triển các ngành kinh tế chủ lực theo hướng hài hòa môi trường.

Nông nghiệp có nền tảng bởi đã và đang nhận được sự quan tâm, đặc biệt Chính phủ định hướng quy hoạch vùng là trung tâm sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, thủy sản, logistics.

Đặc biệt, quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, điện được cải thiện nhanh chóng bởi quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Chính phủ Việt Nam, với khẳng định ưu tiên nguồn vốn cho hoàn thiện hạ tầng đường cao tốc và các tuyến kết nối trục dọc và trục ngang của vùng. Trong khi đó, TP Cần Thơ có riêng chính sách đặc thù để phát triển.

"Ước tính trong 5 năm tới, khi các công trình trọng điểm hạ tầng hoàn thành, đây sẽ là vùng kinh tế năng động, chi phí giao thông, hàng hóa lưu thông thuận lợi, các ngành lợi thế của vùng không ngừng tăng trưởng, chuyển biến về chất lượng, năng lực cạnh tranh tốt hơn.

Kỳ vọng tiềm năng, lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ mang lại cho nhà đầu tư, giao thương quốc tế cơ hội kinh doanh bền vững", bà Hương nói.

Doanh nghiệp Trung Quốc mong được thông quan nhanh các sản phẩm tươi sống

Tại chương trình giao thương, ông Trần Cương, phó cục trưởng Cục Thương mại châu Hồng Hà (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), cho biết năm 2022, thương mại châu Hồng Hà và các địa phương của Việt Nam đạt 970 triệu USD. 

Các địa phương của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu thanh long, chuối, lương thực như sắn khô, đậu xanh khô, thủy sản; châu Hồng Hà xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là trái cây ôn đới như nho, cam, các loại rau nhóm lá…

Hiện nay, tỉnh ủy, chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam và châu ủy, chính quyền nhân dân châu Hồng Hà đang ra sức ưu hóa môi trường kinh doanh, phấn đấu 3 năm tạo ra môi trường dẫn đầu trong nước.

Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng kinh tế hấp dẫn trong thời gian tới - Ảnh 2.

Đại biểu tham dự chương trình giao thương doanh nghiệp Việt - Trung tham quan các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: CHÍ QUỐC

Theo đó, tiếp tục ưu hóa quy trình thông quan xuất nhập khẩu, phát huy tốt vai trò "lối xanh" thông quan nhanh chóng cho các nông sản phẩm và phụ phẩm nông nghiệp tại cửa khẩu Hà Khẩu - Lào Cai, cung cấp dịch vụ thông quan nhanh chóng cho sản phẩm tươi sống.

Ông Trần Cương mong muốn các doanh nghiệp châu Hồng Hà có thể hợp tác với các doanh nghiệp TP Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, Việt Nam nói chung, để đưa trái sầu riêng cũng như các loại hàng hóa nông thủy sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc qua châu Hồng Hà.

Đề xuất có dữ liệu dùng chung cho nông sản Đồng bằng sông Cửu LongĐề xuất có dữ liệu dùng chung cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long

TTO - Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về nông sản nhưng hiện nay lại thiếu cơ sở dữ liệu dùng chung, vừa giúp truy xuất nguồn gốc vừa chủ động được thị trường đầu ra.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp