12/12/2024 19:00 GMT+7

Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét ở Việt Nam

Vừa qua Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm với chủ đề 'Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét ở Việt Nam' bàn luận về những giải pháp đưa Việt Nam hoàn thành mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030.

Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét ở Việt Nam - Ảnh 1.

Các chuyên gia tại tọa đàm "Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét ở Việt Nam" - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Tọa đàm với sự tham gia của TS.BS Trần Quang Phục, Phó viện trưởng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương. TS.BS Ngô Đức Thắng, Trưởng khoa Dịch tễ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phòng chống sốt rét

Mở đầu tọa đàm, TS.BS Trần Quang Phục chia sẻ những năm qua Việt Nam đã đạt được trong công tác phòng, chống sốt rét. Theo TS Phục việc phòng chống sốt rét đã được quan tâm từ rất sớm.

Năm 2011 Thủ tướng Chính Phủ cũng đã ban hành chiến lược quốc gia phòng chống bệnh sốt rét tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.

Trong đó cũng xác định định hướng loại trừ sốt rét vào năm 2030. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều văn bản, chính sách liên quan. "Vào những năm 1991 khi dịch sốt rét còn lưu hành trên diện rộng, Việt Nam ghi nhận hàng triệu ca mắc và hơn 4.000 ca tử vong do sốt rét gây ra. Với sự nỗ lực của toàn ngành, đến nay bệnh sốt rét đã giảm rất nhiều. Số mắc từ hàng triệu ca, những năm qua, mỗi năm chỉ ghi nhận từ 400 đến 450 ca bệnh.

Cụ thể, nếu như so với năm 2011, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chiến lược phòng chống bệnh sốt rét đến năm 2020, chúng ta đã giảm 91% số ca mắc. Năm 2023 đã giảm đến 97%.

Những kết quả này đã được Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao trong hoạt động phòng chống sốt rét. Đến nay, nhiều tỉnh thành đã trải qua giai đoạn phòng chống sốt rét, chuyển sang giai đoạn loại trừ được bệnh và phòng chống sốt rét quay trở lại", TS Phục nói.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, TS Phục cũng cho hay hiện nay công tác phòng chống sốt rét cũng gặp một số khó khăn nhất định. Đặc biệt, tâm lý chủ quan của các lãnh đạo địa phương và người dân ở vùng đã loại trừ sốt rét.

Theo TS Phục, thống kê cho thấy còn khoảng 4 triệu người đang sống trong vùng lưu hành sốt rét vẫn có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Đây là một con số khá lớn, nếu không thực hiện các biện pháp phòng chống tốt rất dễ sốt rét có thể bùng phát trở lại.

Bên cạnh đó, tình hình di biến động dân cư hiện nay, đặc biệt là tại một số tỉnh có rất nhiều người dân sang Châu Phi làm việc - đây là nơi có dịch sốt rét lưu hành. Thực tế, có nhiều người mắc sốt rét sau khi từ các nước này trở về. Sự di biến động dân cư ngay trong nước, từ những tỉnh đã loại trừ sốt rét đến các tỉnh sốt rét vẫn đang lưu hành.

"Bên cạnh đó, sự quan tâm của các cấp chính quyền chưa đúng mức. Đặc biệt tại các tỉnh thời gian qua có số ca mắc sốt rét thấp, hoặc đã loại trừ bệnh. Người dân cũng chưa tích cực chủ động tham gia vào phòng chống bệnh, không có phương án bảo vệ mình", TS Phục cho hay.

Trước những khó khăn này, TS Phục cho rằng cần có sự quan tâm, dồn lực để đạt được mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2023.

Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét ở Việt Nam - Ảnh 2.

TS.BS Trần Quang Phục, Phó viện trưởng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương (Bộ Y tế) - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Ông nêu rõ thứ nhất đối với 46 tỉnh đã loại trừ sốt rét cần phải giữ được thành tựu đã đạt được, đề phòng sốt rét quay trở lại. Đặc biệt, trong bối cảnh sốt rét ngoại lai, khi đi từ các vùng dịch về và nhiễm bệnh có thể mang theo mầm bệnh.

Thứ hai đối với những tỉnh còn bệnh lưu hành, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét. Tăng cường giám sát, tăng cường truyền thông, xử lý ổ bệnh ngay khi phát hiện,… từng bước đạt được mục tiêu.

Dịch tễ thay đổi, người dân cần nâng cao cảnh giác

Sốt rét từng là căn bệnh ám ảnh gây ra hàng ngàn ca tử vong mỗi năm. Mặc dù hiện nay, số ca mắc và số ca tử vong đã giảm, tuy nhiên TS.BS Ngô Đức Thắng cho hay Việt Nam lại đối diện với tình hình dịch tễ sốt rét có nhiều thay đổi gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.

Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét ở Việt Nam - Ảnh 3.

TS.BS Ngô Đức Thắng, Trưởng khoa Dịch tễ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương (Bộ Y tế) - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Theo đó, Việt Nam vẫn còn một số điểm nóng, như Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) hay Mường Tè (tỉnh Lai Châu).

"Như vậy, sốt rét hiện nay đã khu trú ở những vùng núi, vùng khó khăn. Bên cạnh đó, cũng có thay đổi về ký sinh trùng, xuất hiện nhiều loại mới. Đặc biệt là sốt rét ngoại lai - tức là sốt rét mang về từ nước ngoài - đang có xu hướng gia tăng, chiếm 1/3 số ca mắc sốt rét chung. Cụ thể, năm 2024 có 105 ca sốt rét từ các quốc gia đang lưu hành, nhiều nhất là các nước ở Châu Phi, Lào, Campuchia.

Bên cạnh đó, việc thay đổi về việc làm, về kinh tế xã hội, biến đổi khí hậu, mật độ muỗi,…. cũng tác động đến mô hình bệnh sốt rét và các biện pháp phòng chống sốt rét hiện nay", TS Thắng cho hay.

Cũng theo TS Thắng do bệnh không còn lưu hành phổ biến nên người dân và cán bộ y tế còn chủ quản, không nghĩ đến bệnh sốt rét dẫn đến chẩn đoán không chính xác, người dân đến muộn dẫn đến khó khăn trong điều trị, thậm chí diễn biến nặng và tử vong.

"Chúng ta cần đầu tư cho phòng chống sốt rét, đó là đầu tư về con người, về kinh phí và hạ tầng y tế cho sốt rét. Nâng cao trình độ của cán bộ y tế, do sốt rét đã giảm, nếu không được tập huấn nâng cao, kiến thức sẽ mai một và ảnh hưởng đến kết quả phòng chống bệnh.

Người dân cần được truyền thông, hiểu biết về bệnh, biết được cách thức bảo vệ bản thân. Đó cũng là một biện pháp hiệu quả.

Ngoài ra, muốn loại trừ sốt rét, không thể thiếu được sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể. Về mặt chuyên môn chúng ta cũng cần tăng cường các biện pháp phòng chống sốt rét mới, hiệu quả, các kết quả nghiên cứu,…. Như vậy, chúng ta sẽ có kết quả tốt hơn, loại trừ sốt rét nhanh hơn", TS Thắng nói.

TS Thắng cũng lưu ý người dân đi du lịch, công tác đến các tỉnh, vùng có sốt rét lưu hành cao, đặc biệt là các nước châu Phi, Thái Lan, Lào…. khi trở về cũng nên kiểm tra xem chúng ta có mắc sốt rét hay không. Có những triệu chứng biểu hiện sớm như sốt, rét run, ra mồ hôi, đau đầu, đau lưng, mệt mỏi,… có thể xuất hiện sau 1-2 tuần sau khi trở về từ vùng dịch. Người dân nên xét nghiệm sớm để phát hiện kịp thời.

Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét ở Việt Nam - Ảnh 4.Xuất hiện nhiều ổ sốt rét mới

Theo hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, đáng lo ngại tại Việt Nam hiện có nhiều ổ sốt rét mới có nguy cơ lan rộng. Chỉ trong 3 quý đầu năm cả nước ghi nhận 354 ca mắc sốt rét, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp