05/01/2019 15:46 GMT+7

Đón chờ các sự kiện thiên văn năm 2019

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Năm 2019 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời với nhiều trận mưa sao băng cũng như hiện tượng nhật thực và nguyệt thực một phần.

Đón chờ các sự kiện thiên văn năm 2019 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: VGP

Cụ thể, sẽ có các trận mưa sao băng diễn ra trong năm nay như: Mưa sao băng Quadrantids (ngày 3,4/1); mưa sao băng Lyrids (ngày 22, 23/4); mưa sao băng Eta Aquarids (ngày 6, 7/5); mưa sao băng Delta Aquarids (ngày 28, 29/7); mưa sao băng Perseids (ngày 12, 13/8); mưa sao băng Draconids (ngày 8/10); mưa sao băng Orionids (ngày 21, 22/10); mưa sau băng Taurids (ngày 5, 6/11); mưa sao băng Leonids (ngày 17, 18/11); mưa sao băng Geminids (ngày 13, 14/12); mưa sao băng Urdis (ngày 21, 22/12).

Ngày 22/1 sẽ là ngày giao hội của sao Kim và sao Mộc. Lúc đó, hai hành tinh sáng nhất của hệ Mặt trời sẽ nằm rất gần nhau trên bầu trời. Nếu trời ít mây, chỉ bằng mắt thường người xem cũng có thể nhận ra sự nổi bật của chúng trên bầu trời trước lúc mặt trời mọc.

Ngày 10/6: Sao Mộc tới vị trí trực đối. Lúc đó, hành tinh này sẽ nằm ở vị trí trực đối so với Mặt trời (Trái đất nằm giữa), do đó nó sẽ đạt độ sáng cao nhất và là thời điểm lý tưởng nhất để quan sát từ Trái đất.

Ngày 27/6: Sao Thổ tới vị trí trực đối. Giống với sao Mộc như nói trên, sao Thổ vào thời điểm này sẽ ở vị trí lý tưởng nhất để được quan sát bằng mắt thường cũng như bằng kính thiên văn.

Ngày 9/9: Sao Hải Vương tới vị trí trực đối. Hành tinh xa nhất được biết tới trong hệ Mặt trời sẽ tới vị trí thuận lợi nhất để quan sát từ Trái đất. Tuy nhiên, nó chỉ có thể được quan sát qua các kính thiên văn.

Ngày 27/10: Sao Thiên Vương tới vị trí trực đối. Người quan sát có thể thấy qua các kính thiên văn và ống nhòm nghiệp dư.

Ngày 17/7: Nguyệt thực một phần. Chúng ta sẽ quan sát được một pha ngắn của hiện tượng này vào rạng sáng ngày 17/7. Dù pha quan sát được không nhiều, chỉ ngay trước khi Mặt trăng lặn xuống chân trời nhưng chắc chắn đó vẫn sẽ là hiện tượng đáng chú ý đối với người yêu thiên văn.

Ngày 26/12: Nhật thực một phần. Trưa ngày 26/12, theo giờ Việt Nam, nhật thực hình khuyên sẽ diễn ra. Đây là một hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng đang ở cách xa Trái đất đủ để khiến nó không che được hết Mặt trời. Tuy nhiên, do góc nhìn từ Việt Nam, chúng ta sẽ chỉ thấy nhật thực một phần./.


Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp