Thí sinh trao đổi bài thi tổ hợp khoa học xã hội tại điểm thi Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG |
Năm 2018, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ giữ ổn định trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như năm 2017.
Tuy nhiên, đối với bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và bài thi tổ hợp khoa học xã hội, Bộ GD-ĐT đang đưa ra để các trường cho ý kiến.
Đổi cách tính điểm, tổ chức thi đơn giản
Phương án 1 là giữ nguyên bài thi tổ hợp với ba đầu điểm cho từng môn thi thành phần giống như năm 2017.
Phương án 2 là mỗi bài thi tổ hợp (gồm 3 môn thành phần) được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với 1 đầu điểm của toàn bài thi.
Trong đó, phương án 2 được đánh giá là làm cho việc tổ chức thi và chấm thi đơn giản.
Tuy nhiên, nếu theo phương án 2 các trường ĐH dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển sẽ không còn tuyển sinh theo một số khối thi truyền thống (như khối A, A1, B, C cũ) nữa, vì không có điểm thi riêng biệt từng môn lý, hóa, sinh, sử, địa... như trước.
Việc xét tuyển ĐH theo kết quả thi THPT quốc gia ngoài các môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, sẽ phải xét tuyển theo điểm của cả bài thi khoa học tự nhiên hoặc bài thi khoa học xã hội.
Bộ GD-ĐT cũng lưu ý với phương án 2, các trường có thể chọn 2 hoặc 3 bài thi trong số các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, trong đó bắt buộc phải có 1 bài thi ngữ văn hoặc toán, hoặc 1 bài thi ngữ văn hoặc toán và 1 hoặc 2 đầu điểm thi năng khiếu, điểm đánh giá năng lực do trường tổ chức, hoặc điểm khác do trường lựa chọn quy định trong đề án tuyển sinh.
Hai phương án chấm thi tổ hợp kỳ thi THPT quốc gia 2018 - Đồ họa: N.KHANH |
Thí sinh khối A, A1, B, C phải "vắt giò lên cổ mà chạy"
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hằng năm tỉ lệ nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH theo các khối thi truyền thống thường chiếm từ 80-90%, còn lại là các tổ hợp khác.
Như vậy, nếu theo phương án 2, trừ thí sinh đã chọn tổ hợp truyền thống khối D cũ (toán, văn, ngoại ngữ) không bị ảnh hưởng (vì đó là các môn thi độc lập), còn lại thí sinh lựa chọn các tổ hợp tương ứng khối A, A1, B, C cũ đều phải “cấp tốc” ôn các môn bổ sung so với kế hoạch trong bài thi tổ hợp.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Trần Văn Tớp - phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - cho biết nếu áp dụng phương án 2 ngay, đứng ở góc độ trường ĐH hầu như không ảnh hưởng gì lớn. Trường ĐH dễ dàng chọn lựa những tổ hợp môn thi phù hợp với cách tính điểm này.
“Tuy nhiên, nếu đứng về phía thí sinh thì phương án này hoàn toàn không phù hợp để áp dụng ngay trong năm nay. Bài thi tổ hợp gồm 3 môn thi, nghĩa là điểm mỗi môn trong đó chiếm 1/3 điểm của cả bài thi.
Việc thay đổi bất ngờ sẽ khiến thí sinh vất vả trong ôn luyện, mà khó đạt được hiệu quả như công sức các em đã bỏ ra” - ông Tớp phân tích.
Theo ông Tớp, nếu việc tổ chức bài thi tổ hợp theo phương án quy về một đầu điểm duy nhất nằm trong lộ trình đổi mới thi cử, từ bài thi tổ hợp tiến dần đến bài thi tích hợp, thì Bộ GD-ĐT nên công bố phương án trên ngay trong năm học này, nhưng là để thực hiện trong vài năm tới.
“Hoặc ít nhất, công bố năm học này thì việc áp dụng phải bắt đầu từ năm 2019, để thí sinh sẽ tham dự kỳ thi đó chuẩn bị từ bây giờ. Cần có “độ lùi” cần thiết để thí sinh, phụ huynh chấp nhận những đổi mới này mà không hoang mang” - ông Tớp nhấn mạnh.
Tác động lớn đến xã hội Đại diện nhiều trường ĐH bày tỏ sự không đồng thuận với việc áp dụng phương án chỉ tính một đầu điểm chung cả ba môn thi, trong bài thi tổ hợp ngay trong năm 2018. Theo nhiều trường ĐH, khi kỳ thi THPT quốc gia vẫn xác định là kỳ thi “hai trong một”, thì tốt nhất Bộ GD-ĐT vẫn nên tính điểm độc lập cho từng môn thi trong các bài thi tổ hợp, để các trường ĐH chọn lựa phương án xét tuyển, tổ hợp xét tuyển gồm các môn thi/bài thi phù hợp. Việc thay đổi sẽ “gây tác động lớn đến xã hội và gây xáo trộn trong tâm lý của học sinh và phụ huynh. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận