08/08/2019 10:52 GMT+7

Đối thoại, hợp tác - giải pháp của người trẻ cho hòa bình bền vững

VŨ THỦY (TỪ CAMPUCHIA)
VŨ THỦY (TỪ CAMPUCHIA)

TTO - Năm ngày cùng với hành trình của Diễn đàn sinh viên châu Á với môi trường ASEP 2019 (do Quỹ môi trường Aeon tổ chức), 80 bạn trẻ đến từ 10 quốc gia châu Á làm việc cùng nhau để đưa ra rất nhiều ý tưởng 'xây dựng hòa bình bền vững'.

Đối thoại, hợp tác - giải pháp của người trẻ cho hòa bình bền vững - Ảnh 1.

Các bạn trẻ vui chơi với các em nhỏ ở Trường AEON Mango - một dự án trường học của AEON tại Siem Reap (Campuchia) hỗ trợ các cộng đồng khó khăn - Ảnh: VŨ THỦY

Trong buổi thuyết trình vào ngày cuối diễn đàn, họ đã nói về những dự án để tái chế rác từ các dịch vụ du lịch xung quanh khu di sản Angkor Wat, dự án quản trị nguồn nước ở Campuchia, dự án trồng rừng ở Angkor Wat, dự án liên quan đến đập thủy điện trên sông Mekong...

“Đâu đó trong khu vực vẫn đang xảy ra xung đột thì chủ đề xây dựng phát triển bền vững thật sự rất hay. Sinh viên

PHẠM LÊ PHƯƠNG MAI

Hòa bình = đồng thuận, hợp tác

Bài thuyết trình của nhóm H - một trong tám nhóm của - là một diễn đàn giả tưởng mang tên AEON river - Diễn đàn bền vững 2019.

Mười sinh viên trong vai công ty, doanh nghiệp thủy điện, du lịch, người dân sống dọc các dòng sông, chính quyền và các tổ chức phi chính phủ... cùng tranh luận rất gay gắt về những công trình đập thủy điện trên con sông nhưng không tìm được tiếng nói chung và họ lao vào nhau.

Đó là cách dẫn dắt rất sinh động của các sinh viên khi nói về một loạt hậu quả kéo theo từ các công trình thủy điện đang ngày càng dày đặc trên các dòng sông: làm cạn kiệt nguồn nước, cạn kiệt nguồn cá tôm, từ đó gây ảnh hưởng đến đời sống rất nhiều người dân sinh sống quanh các dòng sông và các vùng đồng bằng.

Nhóm có 10 thành viên là sinh viên của 10 nước: Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và câu trả lời của họ cho việc xây dựng hòa bình trong cuộc chiến thủy điện trên sông AEON - dòng sông giả tưởng với sự liên quan của nhiều quốc gia là: tâm thế sẵn sàng đối thoại để đạt được sự đồng thuận giữa các bên, giữa các quốc gia.

Ý tưởng cho những mô hình kinh doanh bền vững

Hợp tác cũng là từ khóa mà một nhóm các bạn trẻ khác đưa ra để giải quyết những vấn đề của môi trường như kẹt xe, ô nhiễm khói bụi, ngập lụt. Nhiều bạn trẻ chia sẻ đã khá phân vân với câu hỏi đặt ra của diễn đàn: Làm thế nào để đạt được mục tiêu xây dựng hòa bình bền vững?

Nhưng qua từng ngày của chương trình, trải qua các hoạt động thì mình nhận thấy rằng chủ đề năm nay nhiều ý nghĩa. Nhất là trong bối cảnh hiện nay khi đã gần đến mốc năm 2030 và các nước đang cố gắng đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hiệp Quốc đưa ra, trong đó có mục tiêu các thành phố và các cộng đồng bền vững, hành động vì khí hậu, bảo vệ sự sống trên mặt đất. Đồng thời, đâu đó trong khu vực vẫn đang xảy ra xung đột thì chủ đề xây dựng phát triển bền vững thật sự rất hay.

Phạm Lê Phương Mai, sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội, tham dự diễn đàn chia sẻ.

Ý tưởng mà nhóm của Mai đưa ra là tổ chức một diễn đàn để người trẻ các nước cùng chia sẻ sáng kiến, ý tưởng để hướng đến tiếng nói chung trong việc xây dựng hòa bình bền vững. Tiếp đó phải có sự hợp tác của bốn bên: nhà nước, các khối doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, người dân để giải quyết các vấn đề còn lại của cộng đồng.

Nói về ASEP năm nay, Phương Mai cho biết cô đặc biệt thích những mô hình kinh doanh bền vững được giới thiệu trong hành trình. Đó là dự án Amazing Cambodia của một cô gái trẻ đã thành lập dự án nhỏ hơn có tên Dream Girls để đào tạo thiết kế đồ họa cho phụ nữ Campuchia.

Các cô gái không chỉ làm thiết kế các sản phẩm lưu niệm đa dạng mang đậm chất lịch sử, truyền thống của Campuchia cho sản phẩm mang thương hiệu Amazing Cambodia, mà còn tự xây dựng những dự án khởi nghiệp riêng.

"Tôi rất quan tâm các mô hình doanh nghiệp xã hội tạo ra lợi nhuận và vẫn góp phần giải quyết các vấn đề của cộng đồng, không gây ô nhiễm môi trường, không tác động xấu tới tự nhiên" - Mai chia sẻ.

Là một sinh viên ngành thiết kế thời trang, Zhong Yuang, ĐH Tsinghua (Trung Quốc), lại đặc biệt quan tâm đến dự án mang tên Kumae - một loại da thực vật từ sợi chuối.

Một dự án tưởng như không dính dáng gì đến môi trường nhưng lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa với môi trường: sợi chuối làm túi, ví có khả năng phân hủy sinh học sau khi loại bỏ lớp lót để tái chế, cây chuối thời gian sinh trưởng ngắn nên việc trồng trọt ít gây ảnh hưởng đến môi trường, hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương.

"Mọi người cũng biết ngành công nghiệp thời trang đang gây ra rất nhiều vấn đề về môi trường. Đây có thể là khởi đầu cho những ý tưởng về những vật liệu thân thiện môi trường cho ngành công nghiệp này" - Zhong Yuang cho biết.

Diễn đàn sinh viên châu Á - ASEP 2019: Người trẻ và triết lý hòa bình

TTO - Trong khán phòng khai mạc ASEP 2019, bạn trẻ đến từ các quốc gia khác nhau lần lượt nói về “hòa bình” bằng tiếng mẹ đẻ và mời mọi người đọc theo.

VŨ THỦY (TỪ CAMPUCHIA)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp