09/10/2017 08:15 GMT+7

"Đời sống xã hội đi lên còn bóng đá chững lại"

SĨ HUYÊN thực hiện
SĨ HUYÊN thực hiện

TT - Mở đầu cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ về bóng đá VN, doanh nhân Phạm Phú Ngọc Trai nhận định doanh nghiệp bây giờ có nhiều sự lựa chọn xây dựng thương hiệu, chứ không phải như hồi xưa. Đó là điều khó cho bóng đá Việt.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai Ảnh: S.H.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai Ảnh: S.H.

Trong vai trò chủ tịch kiêm tổng giám đốc của liên doanh nước giải khát quốc tế PepsiCo Đông Nam Á, doanh nhân Phạm Phú Ngọc Trai đã đồng hành cùng bóng đá VN trong thời gian khá dài, bắt đầu từ trước SEA Games 1995 cho đến cuối 2003.

Ông Trai tâm sự: “Hơn hai thập niên trước, khi chưa có Luật doanh nghiệp, chỉ mới có Luật đầu tư nước ngoài, việc vận động tài trợ rất khó, vậy mà nhiều nơi vẫn sẵn lòng ủng hộ tự nguyện, rất trong sáng và ít khi đòi hỏi quyền lợi. Giờ thì mọi chuyện đã khác xưa. Việc vận động tài trợ cũng đầy gian nan”.

* Đứng ở góc độ của một doanh nhân từng có thời gian dài tài trợ cho bóng đá VN, theo ông, vì sao thời gian gần đây doanh nghiệp không còn mặn mà với việc tài trợ cho bóng đá?

- Tài trợ là sự đồng hành của doanh nghiệp với thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Đó là cách thức mà doanh nghiệp muốn xây dựng hình ảnh của thương hiệu đối với xã hội. Một khi doanh nghiệp nhận thức rằng sự tài trợ ấy không phù hợp nữa, việc xây dựng hình ảnh mà họ mong muốn không mang lại hiệu quả thì họ buộc phải rút lui. Đơn giản chỉ vì việc quảng cáo thương hiệu ngày càng có nhiều sự lựa chọn chứ không hẳn là dành riêng cho bóng đá hay thể thao.

Nói cách khác, doanh nghiệp nhìn thấy rằng hình ảnh của bóng đá VN bị tác động của nhiều điều không hay, không “phù hợp” với việc xây dựng thương hiệu bởi kèm theo đó là có quá nhiều rủi ro. Trong đầu tư hay tài trợ thể thao, doanh nghiệp luôn chấp nhận sự thất bại, nhưng thất bại ấy phải là cơ sở để đi lên cho tương lai. Ở đây, doanh nghiệp nhận thức được rằng rủi ro mà họ hứng chịu không có tương lai, chưa thấy lối ra nên họ quay lưng là tất yếu.

Tôi cho rằng sự đi lên của bóng đá VN đòi hỏi phải có trí tuệ, bao gồm: chiến lược, kế hoạch hành động trong ngắn hạn - dài hạn kết hợp với lòng tự trọng bởi các yếu tố như: trách nhiệm - minh bạch - ý chí và đạo đức. Những điều đó phải đến từ các bên liên quan trong phong trào và hoạt động của môn này là cầu thủ, người hâm mộ, doanh nghiệp, lãnh đạo CLB, LĐBĐ VN (VFF) và đặc biệt là vai trò của Nhà nước. Yếu tố minh bạch phải luôn được đề cao thì mới thuyết phục được mọi người và chặn đứng mọi sự mâu thuẫn nội bộ.

* Ông nhận định thế nào về mô hình của Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF)?

- Tôi cho rằng đó là mô hình đúng. Tuy nhiên sự liên kết, liên hệ giữa VPF với tổ chức quản lý VFF là chưa rõ ràng, thiếu sự đồng tâm hiệp lực ở nhiều bộ phận.

Chúng ta cần phải phân biệt rõ rằng cấu trúc của việc góp vốn giữa VFF và các CLB khác với cấu trúc quản lý của một doanh nghiệp. Muốn thúc đẩy sự phát triển của bóng đá nước nhà thì trong lúc hoạt động VPF không chịu sự chi phối từ các phía mà cần có định hướng thống nhất.

Mối quan hệ đó phải thể hiện được tính mục đích. Và một khi người đại diện cho VPF nằm trong VFF còn chịu nhiều sự tác động từ đơn vị cấp trên của mình là VFF thì thật khó lòng cho VPF hoạt động một cách độc lập, thiết thực.

Nhiều hình ảnh bạo lực tại V-League khiến nhà tài trợ thêm “ngán ngẩm” bóng đá Việt Ảnh: ANH HOÀNG
Nhiều hình ảnh bạo lực tại V-League khiến nhà tài trợ thêm “ngán ngẩm” bóng đá Việt Ảnh: ANH HOÀNG

* Không ít thì nhiều, bất kỳ nhiệm kỳ nào của VFF cũng làm cho người hâm mộ bất an khi bị nêu lên là thiếu đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ. Ông nghĩ sao về chuyện này?

- Ở góc quan sát của mình, tôi nghĩ VFF chưa quy tụ được sức mạnh thật sự của tất cả các thành viên trong tổ chức là do tính mục đích của các thành viên ấy khác nhau. Họ cùng giống nhau ở mục đích chung là mong muốn bóng đá nước nhà có thành tích, nhưng họ lại khác biệt nhau về ý thức xây dựng mục tiêu đi đến tương lai.

VFF chỉ có thể trở thành một tổ chức xã hội hóa thể thao vững mạnh một khi các thành viên trong tổ chức này cùng có chung tầm nhìn - tính mục đích và sứ mệnh giống nhau một cách xuyên suốt. Đời sống xã hội phát triển và tăng cao nhưng bóng đá VN vẫn còn lệ thuộc vào cơ chế bao cấp, còn ngửa tay xin tiền từ ngân sách thì khó mà tự chủ hoặc có tiếng nói đủ trọng lượng.

Tôi đưa ra một ví dụ thế này: vào năm 1995, GDP tính trên đầu người VN là xấp xỉ 200 USD/người. Đến năm 2016 là khoảng 2.000 USD/người. Thu nhập của xã hội tăng lên rõ rệt, thế nhưng thành tích của bóng đá VN so với hai thập niên trước thì thế nào? Không cần nói ra thì tất cả những ai yêu bóng đá trên cả nước đều có thể thấy rất rõ.

Cầu nối thể thao trong và ngoài nước

Hai thập niên trước, ông Phạm Phú Ngọc Trai là mạnh thường quân từng giúp cho nhiều danh thủ (Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Văn Quyến...) có thêm thu nhập cao từ những hợp đồng quảng cáo. Bên cạnh đó, ông cũng âm thầm đi vận động tài trợ rất nhiều cho đội tuyển VN dự các kỳ SEA Games hay Tiger Cup.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai từng giữ chức phó chủ tịch phụ trách tài chính và quan hệ quốc tế của LĐBĐ TP.HCM (nhiệm kỳ II), chủ tịch nhiệm kỳ I của Liên đoàn Bóng chuyền TP.HCM. Khi còn là “quan chức” của hai tổ chức xã hội hóa thể thao này, bên cạnh việc tổ chức kiểm toán rạch ròi, ông đã góp công lớn mang về nhiều hợp đồng tài trợ cho hai liên đoàn.

“Thật không vui khi đời sống xã hội đi lên còn bóng đá thì chững lại, nếu không muốn nói là thụt lùi so với hai thập niên trước trong bối cảnh đất nước vừa mở cửa

 
SĨ HUYÊN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp