Đây là ý kiến của thạc sĩ Trịnh Đăng Khoa, quyền trưởng khoa quản lý văn hóa - nghệ thuật Trường đại học Văn hóa TP.HCM, trong tham luận trình bày tại hội thảo “Phát huy vai trò, kinh nghiệm, thế mạnh của các đơn vị trực thuộc Đảng bộ khối cơ sở Bộ VH-TT&DL trong việc góp phần xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình” diễn ra ngày 9-10.
TS Nguyễn Hữu Nguyên nhắc lại rằng từ hàng chục năm nay, TP.HCM đã duy trì liên tục rất nhiều chương trình, các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa vật chất và tinh thần như: cuộc vận động thi đua xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp, thực hiện “năm văn hóa, văn minh đô thị”, xây dựng “văn hóa giao thông”...
Dù vậy, bức tranh văn hóa cơ sở ở TP.HCM vẫn còn những “mảng màu tương phản” - chữ dùng của TS Nguyễn Hữu Nguyên. Đó là bên cạnh một số kết quả, những điểm sáng nhỏ bé giản dị kiểu “chuyện tử tế”, ông Nguyên dẫn ra hàng loạt ghi nhận từ các báo cho thấy chất lượng cuộc sống người dân và đời sống văn hóa cơ sở tại TP.HCM còn nhiều yếu kém, thậm chí nhiều tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, ứng xử trong quan hệ giao tiếp... cũng chưa tốt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận