25/11/2013 10:40 GMT+7

Đối phó với siêu vi B mãn tính

Bác sĩ LÊ VĂN CHÂU(Khoa gan - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn)
Bác sĩ LÊ VĂN CHÂU(Khoa gan - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn)

TTO - Em là Nguyễn Văn T., 27 tuổi. Em phát hiện mình nhiễm virus viêm gan B cách đây 2 năm khi đi khám sức khỏe tại bệnh viện và chưa dùng thuốc lần nào. Hằng năm em có tái khám định kỳ và lần gần nhất là tại Viện Pasteur với các thông số như sau:

• HBV- DNA định tính: dương tính (ngưỡng 300 copies/ml)• HBsAg: dương tính 7715• HBeAg: âm tính 0.131• Anti Hbe: dương tính 0.004• SGOT (AST): 97.7• SGPT (ALT): 58.9

Bác sĩ có thể tư vấn giúp em tình trạng sức khỏe và cho em xin lời khuyên về chế độ ăn cũng như thời gian khám sức khỏe định kỳ.

Tiep Nguyenvantiep

Trả lời:

Trước khi trả lời cụ thể câu hỏi của bạn, tôi cung cấp một số thông tin về viêm gan siêu vi B, hi vọng bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Viêm gan siêu vi B mãn tính chia thành 2 dạng: HbeAg(+) và HbeAg (-). Tiêu chuẩn điều trị của 2 dạng này có khác nhau:

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

HbeAg (+)

HbeAg (-)

ALT

=60 U/ml (nam)

= 40 U/ml (nữ)

HBVDNA định lượng

= 100000 copies/ml

(hoặc 20000 IU/ml)

= 10000 copies/ml

( 2000 IU/ml)

Thời gian điều trị

Có hạn

Suốt đời hoặc HbsAg âm tính

Xét nghiệm của bạn có ALT: 58.9 IU/ml, AST: 97.7 IU/ml.HBVDNA định tính: dương tính, HbeAg(-), Anti Hbe (+)

Bạn có siêu vi B hoạt động, HbsAg(+) tồn tại trên 6 tháng nên gọi là nhiễm siêu vi B mãn tính.

Bạn mang siêu vi B mãn tính thuộc dạng HbeAg (-).

Tỉ lệ AST/ALT 1, chứng tỏ men gan bạn tăng, khả năng có ảnh hưởng của rượu bia, hóa chất, hoặc do thuốc nào đó gây ảnh hưởng đến gan.

Rất tiếc bạn không cung cấp cho tôi kết quả đánh giá xơ gan như: tiểu cầu, INR, Bilirubin trong máu, siêu âm gan (siêu âm tổng quát bụng, Fibrosan). Nếu có xơ gan rõ hoặc có mức độ xơ hóa trên Fibroscan từ F2 trở lên thì nên điều trị ngay (các thuốc có thể dùng là Peginterferon, Lamivudin, Entecavir, Tenofovir, Adefovir).

Về chế độ ăn, nếu chưa xơ gan thì chế độ ăn giống như người bình thường, tuy nhiên bạn nên hạn chế các món ăn chiên xào mỡ động vật. Và bạn không nên uống rượu bia, các hóa chất hại gan cũng như các thuốc ảnh hưởng xấu đến gan. Bạn nên kiểm tra lại sau 3 tháng.

Bạn có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa gan tại các bệnh viện để đánh giá đầy đủ và hướng dẫn cụ thể cho bạn cách theo dõi, điều trị chi tiết hơn.

Chúc bạn sớm kiểm soát được bệnh của mình.

Tư vấn online về bệnh viêm gan trên Tuổi Trẻ Online

Tuổi Trẻ Online tổ chức tư vấn qua mạng về bệnh viêm gan tại chuyên mục Sống khỏe trên trang tuoitre.vn với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ về bệnh viêm gan tại các bệnh viện ở Việt Nam.

Để được giải đáp và tư vấn những vấn đề liên quan đến bệnh viêm gan như các triệu chứng, chế độ dinh dưỡng, phương pháp điều trị..., mời bạn đọc gửi câu hỏi về địa chỉ email [email protected] để nhận được tư vấn của các chuyên gia và bác sĩ.

Để hiểu chính xác nội dung câu hỏi, bạn đọc vui lòng gõ chữ tiếng Việt, font chữ Unicode có dấu.

Chương trình tư vấn với sự tài trợ của Hoffmann-La Roche.

vvSiBBfT.jpg
Bác sĩ LÊ VĂN CHÂU(Khoa gan - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp