29/10/2015 15:19 GMT+7

Đổi mới tuyển sinh phải bắt đầu từ gốc hướng nghiệp

TRẦN HUỲNH ghi
TRẦN HUỲNH ghi

TTO - Liên quan đến việc "Lại đề xuất tách kỳ thi “2 trong 1”, nhiều chuyên gia cho rằng cần thận trọng và không nên thay đổi liên tục việc thi cử.

Các chuyên gia cho rằng cần thận trọng trong việc thay đổi chính sách thi cử. Trong ảnh: Thí sinh tìm hiểu thông tin tại Ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015 do báo Tuổi Trẻ tổ chức. Ảnh: Trần Huỳnh
Trong ảnh: thí sinh tìm hiểu thông tin tại Ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015 do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: Trần Huỳnh

Sau đây là nhận định của TS Trần Đình Lý - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. 

Khách quan mà nhìn nhận kỳ thi “2 trong 1” được tổ chức tốt và được xã hội đánh giá cao, đặc biệt là giảm được chi phí xã hội.

Tuy nhiên, đến đoạn công bố kết quả thi trở về sau, đánh giá này không còn đúng nữa. Sự rối ren đến từ việc ứng dụng công nghệ thông tin nửa vời, việc tập trung dữ liệu nhưng điều kiện để “rót” dữ liệu lại cho các trường còn nhiều biểu hiện “lạ”, liên tục gây bất ngờ cho các trường, ngay cả những đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin - từ thầy đến trò - cũng ngỡ ngàng về cách làm.

Việc đổi mới bao giờ cũng phải có lộ trình. Trong điều kiện hiện tại phải có lộ trình và cần thảo luận rõ ràng, thẳng thắn giữa các bên liên quan, cẩn trọng, lường trước các kịch bản có thể xảy ra.

Nếu theo cách mới năm nay thì Bộ GD-ĐT nên đưa ra chính sách, chỉ đạo thật tốt việc thi “2 trong 1”. Đến công đoạn công bố kết quả và xét tuyển thì nên giao cho các cụm thi và các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm, như vậy bộ vừa đỡ mệt mỏi như vừa qua, các trường cũng không quá bị động, loay hoay với những việc mang tên sự vụ nhiều quá..

Xa hơn, cần nghiên cứu đến việc chỉ nên tổ chức một kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ thôi, việc học sinh tốt nghiệp THPT chỉ cần thông qua việc xét kết quả học hành của các em. Có người hiến kế nên tổ chức xét tuyển theo cách phân chia thời gian và mức điểm.

"Theo tôi cách này cũng hay và tránh việc quá tải vào giai đoạn cuối. Nhưng việc xét này cũng phải nên do các trường tự giải quyết tùy theo đặc thù của trường, ngành. Làm sao để cuộc tuyển chọn này theo nguyên tắc phân biệt cho rõ và cạnh tranh về điểm cao hay thấp chứ không cạnh tranh về thời gian. Nhưng tất cả đều phải dựa vào cái gốc là việc chọn ngành, chọn trường dựa trên nền tảng định hướng nghề nghiệp, hướng nghiệp trước, hướng trường sau.

Năm 2015, công tác tuyển sinh ĐH, CĐ vốn rất quen thuộc nhiều năm nay đã có những thay đổi hết sức căn bản. Chỉ một kỳ thi mang tên THPT quốc gia nhằm hai mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Với những sự thay đổi gần như toàn diện về quy chế tuyển sinh, thời gian, phương cách tổ chức trong các khâu: đăng ký hồ sơ xét tuyển, tổ chức coi thi, chấm thi, xét tuyển…, liệu công tác tư vấn hướng nghiệp có thay đổi theo?

Là người công tác trong lĩnh vực giáo dục, tôi nghĩ “hướng nghiệp và tuyển sinh tuy hai mà là một”. Hướng nghiệp là vấn đề lớn hơn và cần phải đi trước một bước. Nếu việc chọn lựa xuất phát từ năng lực, sở trường của bản thân thì thường sẽ bền vững hơn. Việc chọn nghề, chọn ngành không phù hợp ảnh hưởng rất lớn (theo hướng tiêu cực) đối với việc học hành và công việc của các thí sinh sau này.

Khi nghe tin có ý kiến đề nghị đổi mới thi và tuyển sinh ĐH, CĐ, nhiều thí sinh và phụ huynh tỏ ra lo lắng. Tôi cho rằng dù quy chế, chính sách tuyển sinh có thay đổi hay đổi mới, nhưng vấn đề hướng nghiệp luôn là cốt lõi, không đổi thay. Chỉ có điều là cần có cách thức phù hợp chủ yếu theo yếu tố thời gian vì trước đây phải chọn ngành của trường nào để đăng ký thi, còn nay các em cứ tập trung học để có kết quả tốt nhất rồi hãy chọn ngành của trường đó.

TRẦN HUỲNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp