Phóng to |
- Tăng trưởng cao, bền vững, doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế ngày càng năng động hơn là điểm đáng chú ý nhất trong quá trình đổi mới của chúng ta. Ví dụ xuất khẩu tăng trưởng cao là cũng xuất phát từ sự năng động của DN, của Chính phủ. Và một phần đóng góp quan trọng trong kết quả này là sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân kể từ khi Luật DN đi vào cuộc sống. Nhà nước đã nhận thấy được vai trò của khu vực này trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của đầu tư nước ngoài cũng đã tạo ra một nguồn lực đáng kể cho kinh tế VN đi lên.
* Sự đổi mới quan trọng trong cách nhìn nhận của Nhà nước?
- Chúng ta đã nhìn nhận rõ hơn về mục tiêu và công cụ trong quá trình phát triển. Ví dụ như chúng ta rất quan tâm đến mô hình hợp tác xã, nhưng có một giai đoạn dù hầu hết nông dân đã vào HTX, chúng ta vẫn phải nhập khẩu lương thực. Vậy HTX có phải là mục tiêu? Tôi nghĩ rằng đó không phải là mục tiêu. Mục tiêu cơ bản của chúng ta là phải tạo ra nhiều của cải, tăng thu nhập cho xã hội và người lao động, còn HTX chỉ là công cụ, là phương tiện để đạt những mục tiêu đó.
Hay như việc tiến hành cổ phần hóa DN nhà nước. Chủ trương của Đảng đã chỉ ra rằng cổ phần hóa là một công cụ để chúng ta giải quyết những vướng mắc cơ bản trong hoạt động của DN nhà nước: thiếu vốn và quản lý kém hiệu quả. Cấp vốn đủ cho các DN nhà nước là điều mà chúng ta không thể làm được với một ngân sách chưa thật dồi dào, trong khi vấn đề quản lý DN hiệu quả cũng không phải là vấn đề đơn giản nếu chúng ta tiếp tục làm theo cách cũ.
Và trong bối cảnh đó, cổ phần hóa là phương tiện khắc phục được đúng hai vấn đề này, do đó chúng ta có tới hai nghị quyết của Trung ương Đảng về đẩy mạnh sắp xếp DN nhà nước. Ở đây, cần phải thấy rằng cách nhìn nhận về vấn đề chủ sở hữu và hiệu quả hoạt động của DN là hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới của VN, thể hiện quan điểm “dân giàu, nước mạnh” là mục tiêu hàng đầu của chúng ta.
* Nhưng ông cũng đã thừa nhận là sự lừng chừng trong tư duy đổi mới ở một số lĩnh vực đã khiến VN tự đánh mất một số cơ hội?
- Chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu, do đó sẽ không có chỗ cho sự lừng chừng. Bởi vì vấn đề không phải chỉ là tiến lên, mà còn là tiến nhanh hay chậm. Nếu chúng ta tiến lên theo tốc độ “đi bộ”, trong khi các nước khác “chạy” thì rõ ràng là chúng ta đang thụt lùi. Đấy chính là sức ép rất lớn của hội nhập đối với nền kinh tế VN.
Chính phủ cũng đã thể hiện rất rõ mong muốn này khi đặc biệt coi trọng công tác cải cách hành chính, sắp xếp DN nhà nước trong giai đoạn tới, kể từ năm 2005. Phải tạo điều kiện tối đa để phát huy tính năng động của DN, từ đó mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và không thua ngay trên sân nhà.
Một công việc nữa mà chúng ta đang phải đẩy nhanh, đó là hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về kinh tế: pháp luật về cạnh tranh, môi trường kinh doanh... Đó cũng là yếu tố đảm bảo cho sự hội nhập thành công của VN. Nếu không có một hệ thống pháp luật hoàn thiện thì sẽ dẫn đến cảnh “chưa đánh người mặt đỏ như vang, đánh người xong mặt vàng như nghệ”, DN VN sẽ bị knock-out ngay trên sân nhà.
* Có ý kiến cho rằng đổi mới của VN đang “học hỏi, sao chép” quá nhiều từ quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc?
- Kinh nghiệm cải cách của Trung Quốc là rất có giá trị đối với VN vì giữa hai nước có những điểm tương đồng nhất định. Nhưng VN cũng có những đặc điểm riêng, khác biệt hoàn toàn với Trung Quốc nên “sao chép” là chuyện không thể, kinh nghiệm Trung Quốc chỉ là để chúng ta nghiên cứu, lựa chọn cách đi riêng của mình mà thôi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận