22/11/2017 15:40 GMT+7

Đổi mới chính sách, đừng 'chỉnh sửa và cơi nới' nữa

A.HỒNG
A.HỒNG

TTO - Vì sao doanh nghiệp nội không tăng trưởng tốt như FDI? Vì sao động lực cứ xói mòn đi. Thay vì đổi mới chính sách lại cứ mãi chỉnh sửa, cơi nới!

Đổi mới chính sách, đừng chỉnh sửa và cơi nới nữa - Ảnh 1.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên đã đặt câu hỏi như vậy tại Hội nghị đầu tư "Đột phá tư duy kinh doanh" do tạp chí Nhịp Cầu Đầu tư tổ chức vừa diễn ra tại TP.HCM.

Theo ông Thiên, hiện nay đang tồn tại nhiều chính sách bất hợp lý nhưng thay vì phải đổi mới theo yêu cầu thực tế thì chỉ "chỉnh sửa và cơi nới", một tư duy đã "chi phối nền kinh tế Việt Nam trong suốt 15 năm qua". 

Chưa hết, hàng loạt chính sách bất hợp lý khác khiến các doanh nghiệp khó đột phá như chính sách chọn "người thắng cuộc", chính sách xin cho, chia đều...

"Chúng ta từng đặt câu hỏi vì sao khi vực trong nước không tăng trưởng tốt như khu vực FDI, sao động lực của doanh nghiệp cứ xói mòn đi. Nhưng chính sách trói thế này thì doanh nghiệp biết sống thế nào? Vừa qua Bộ Công thương mới gỡ một phần các điều kiện kinh doanh, nhưng còn rất nhiều ràng buộc về cơ chế chính sách của các bộ ngành khác cần phải tháo gỡ trong thời gian tới", ông Thiên nói.

Theo ông Thiên, năm 2017 đã có những dấu hiệu báo hiệu sự thay đổi mang tính đột phá. Theo đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam không dựa chủ yếu vào dầu thô mà bù bằng ngành công nghiệp chế biến, dù chỉ là gia công lắp ráp. 

Ngoài ra ông Thiên cho rằng còn có sự gia tăng của khu vực kinh tế tư nhân, tăng tiến về số lượng doanh nghiệp. Chẳng hạn, năm 2016 có 110.000 doanh nghiệp thành lập, 10 tháng đầu năm 2017 có hơn 100.000 doanh nghiệp được thành lập.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng việc tạo điều kiện kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp mới được Chính phủ đặt lên hàng đầu trong thời gian ngắn nên chưa có dấu hiệu rõ nét cho sự lật ngược tình thế, nhưng bước đầu cũng ghi nhận sự đột phá. 

Ông Thiên cũng khuyến khích các doanh nghiệp biết cách tạo áp lực với Chính phủ để thay đổi chính sách theo hướng tích cực. 

Theo vị chuyên gia là thành viên của Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, đây là hành động ủng hộ, không phải làm khó Chính phủ.

Để tạo ra động lực tăng trưởng, ông Thiên đề xuất trong 3 năm tới không nên chạy theo GDP từng năm một, cần bổ sung thêm nhiều chỉ tiêu trong đó GDP chỉ là chỉ tiêu định hướng. 

Ngoài ra cần tập trung các giải pháp dài hạn, mạnh dạn đổi mới các chính không còn phù hợp. 

Phải căn cứ vào các cam kết hội nhập để định hình mục tiêu, căn cứ vào yêu cầu của các mạng công nghiệp 4.0 để đổi mới.

Định hướng lại chính sách ưu đãi bất bình đẳng

TTO - Không chỉ dành tổng trên 35.300 tỉ đồng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho khối FDI, Việt Nam đang ưu đãi nhiều loại thuế khác và theo Bộ Tài chính, đã đến lúc cần có thay đổi.

A.HỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp