10/11/2023 13:55 GMT+7

Đôi gấu trúc về lại Trung Quốc sau hơn 20 năm, để lại thương nhớ cho người Mỹ

Gia đình gấu trúc khổng lồ Tian Tian, Mei Xiang và Xiao Qi Ji đã chia tay Vườn thú Quốc gia Smithsonian ở thủ đô Washington, lên máy bay trở về Trung Quốc tuần này.

Gấu trúc Mei Xiang (trái) và Tian Tian tại sở thú ở Washington, Mỹ - Ảnh: CGTN

Gấu trúc Mei Xiang (trái) và Tian Tian tại sở thú ở Washington, Mỹ - Ảnh: CGTN

Theo Đài NBC (Mỹ), cặp gấu Mei Xiang (Mỹ Hương) và Tian Tian (Thiêm Thiêm) đến Vườn thú quốc gia Smithsonian vào năm 2000 và đã ở lại Mỹ đến tận năm nay, sau 3 lần gia hạn thỏa thuận cho mượn. 

Vào năm 2020, gấu trúc con Xiao Qi Ji (Tiểu Kỳ Tích) đã ra đời nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Tuần qua, dòng người mến mộ đã đổ xô đến vườn thú Smithsonian để nói lời tạm biệt với gia đình gấu trúc - một trong những nhân tố thu hút khách đến tham quan vườn thú.

"Có lẽ sẽ còn lâu nữa, có thể là một trong những lần cuối cùng tôi nhìn thấy những con gấu trúc nuôi nhốt. Vì vậy, tôi cảm thấy khá nản lòng và cũng hơi buồn", anh Ryan Nickol - người đã cất công đi hơn 200km từ Pennsylvania đến vườn thú - chia sẻ.

Còn cô Laurie Thompson - trợ lý quản lý gấu trúc tại vườn thú này - cảm thấy "đau lòng" khi không còn bộ ba gấu trúc ở đây.

Ngoại giao gấu trúc

Trung Quốc đã sử dụng chính sách "ngoại giao gấu trúc" ở những nơi mà nước này hy vọng có nhiều ảnh hưởng hoặc sẽ có quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh. Đến nay có tổng cộng 23 quốc gia có gấu trúc được Trung Quốc cho mượn.

Đài CNN (Mỹ) cho biết những con gấu trúc khổng lồ đầu tiên đến Mỹ vào năm 1972 dưới thời Tổng thống Richard Nixon, sau khi ông có chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc. Thời điểm đó, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tặng Washington hai con gấu trúc nhằm hâm nóng quan hệ ngoại giao song phương sau nhiều thập kỷ đóng băng.

Cựu đệ nhất phu nhân Pat Nixon khi đó đã chào đón những chú gấu trúc đến Washington, chia sẻ rằng "hàng triệu người từ khắp nước Mỹ đến thăm thủ đô mỗi năm sẽ rất thích thú" với loài động vật này.

Cựu đệ nhất phu nhân Pat Nixon chào đón những con gấu trúc khổng lồ Trung Quốc tại Vườn thú quốc gia ở Washington ngày 20-4-1972. Trong chuồng là gấu trúc đực có tên Hsing-Hsing - Ảnh: CNN

Cựu đệ nhất phu nhân Pat Nixon chào đón những con gấu trúc khổng lồ Trung Quốc tại Vườn thú quốc gia ở Washington ngày 20-4-1972. Trong chuồng là gấu trúc đực có tên Hsing-Hsing - Ảnh: CNN

Nhận thấy sự yêu thích của người Mỹ, Bắc Kinh đã gửi thêm nhiều gấu trúc đến các vườn thú trên khắp nước Mỹ với chương trình cho mượn, thay vì tặng chúng.

Theo thỏa thuận, Trung Quốc sở hữu các con gấu trúc và bất kỳ gấu trúc con nào được sinh ra ở Mỹ, Washington cũng phải trả một khoản phí để “bảo tồn gấu trúc khổng lồ ở Trung Quốc”. Vườn thú Smithsonian đã trả 500.000 USD/năm, còn Sở thú Atlanta cho biết họ đã đóng góp hơn 16 triệu USD kể từ khi chương trình bắt đầu vào năm 1999.

Kể từ năm 1972, các nhân viên và nhà khoa học Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp ở Trung Quốc để thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn gấu trúc khổng lồ đang được con người chăm sóc và trong tự nhiên.

Thời kỳ đỉnh cao chứng kiến cùng lúc 15 con gấu trúc ở Mỹ, nhưng số lượng này qua thời gian đã giảm xuống, trùng với thời điểm quan hệ song phương Mỹ - Trung ngày càng xấu đi.

Hy vọng gấu trúc quay lại

Sở thú Atlanta ở bang Georgia là nơi cuối cùng ở Mỹ có chương trình nuôi gấu trúc khổng lồ. Tuy nhiên, hợp đồng cho mượn 4 con gấu trúc của Sở thú Atlanta sẽ hết hạn vào năm 2024 và chưa có thông tin về việc gia hạn.

Vì vậy Mỹ có thể sẽ đối diện với việc không còn gấu trúc Trung Quốc được nuôi nhốt ở nước này sau hơn 50 năm, kể từ năm 1972.

Mỹ không phải quốc gia duy nhất đối mặt với việc "chia tay" gấu trúc Trung Quốc. Cặp gấu trúc duy nhất ở Vườn thú Edinburgh tại Anh dự kiến sẽ về Trung Quốc vào cuối năm nay. Úc cũng đang đàm phán nhằm gia hạn hợp đồng cho mượn gấu trúc (sẽ kết thúc năm 2024) tại Vườn thú Adelaide.

Máy bay vận chuyển của FedEx đưa 3 gấu trúc ở Mỹ về Trung Quốc - Ảnh: FEDEX

Máy bay vận chuyển của FedEx đưa 3 gấu trúc ở Mỹ về Trung Quốc - Ảnh: FEDEX

CNN nhận định "cuộc di cư" trở lại quê hương của gấu trúc xảy ra khi Mỹ và các đồng minh đang bất hòa với Trung Quốc về thương mại, công nghệ, vấn đề Đài Loan và lập trường trong cuộc chiến ở Trung Đông, Ukraine.

Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ song phương. Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ gặp nhau tại San Francisco (Mỹ) trong tháng 11, bên lề  Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). 

Cùng với những nỗ lực đó, nhân viên tại Vườn thú Smithsonian cũng hy vọng Trung Quốc sẽ gửi thêm nhiều gấu trúc khổng lồ đến đây. Họ thậm chí còn lên kế hoạch cải tạo khu triển lãm gấu trúc sắp bị bỏ trống.

Du khách Jane Mahalix khi đến Washington đã bày tỏ: "Bà Pat Nixon đã mang những con gấu trúc đến đây. Và bà Jill Biden (đương kim đệ nhất phu nhân Mỹ) nên lấy lại những con gấu trúc này về cho chúng tôi".

Phải quay xổ số để được xem cặp gấu trúc song sinh ở NhậtPhải quay xổ số để được xem cặp gấu trúc song sinh ở Nhật

TTO - Ngày 12-1, lần đầu tiên hai con gấu trúc sinh đôi xuất hiện trước công chúng tại vườn thú Tokyo, Nhật Bản, trong khi khách tham quan phải tham gia xổ số để giành vé vào vườn thú.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp