28/06/2006 00:00 GMT+7

"Đôi đũa lệch" ngập tràn niềm vui...

THÁI BÌNH
THÁI BÌNH

TT - Chàng là một kỹ sư đẹp trai. Còn nàng vừa mồ côi vừa mù chữ. Nhiều người gọi đó là “đôi đũa lệch”. Ấy vậy mà “đôi đũa lệch” đó đã cùng xây được một tổ ấm ngập tràn niềm vui...

kfD0ZuH5.jpgPhóng to

Tổ ấm của anh chị Thanh - Vy luôn ngập tràn tiếng cười - Ảnh: THÁI BÌNH

TT - Chàng là một kỹ sư đẹp trai. Còn nàng vừa mồ côi vừa mù chữ. Nhiều người gọi đó là “đôi đũa lệch”. Ấy vậy mà “đôi đũa lệch” đó đã cùng xây được một tổ ấm ngập tràn niềm vui...

Bé Ty ngày ấy không biết mặt bố mẹ, quê quán và cả tuổi thật của mình. Cô bé phụ bán xe cơm bình dân gần cổng chùa Xá Lợi (Q.3, TP.HCM). Mỗi tối, Ty cùng cô bé bán nhang lăn ra ngủ dưới mái hiên chùa. Tuổi thơ của Ty là một chuỗi ngày làm mướn tại các quán cơm để đổi lấy miếng ăn và giấc ngủ.

Chỉ có Ty mới biết rõ vị mặn của giọt nước mắt rấm rứt lúc nửa đêm với những lời nặng nhẹ rẻ khinh của người đời dành cho đứa bé mù chữ, mồ côi... Hồi còn ở chùa Xá Lợi, mỗi khi năm hết tết đến, Ty nước mắt lưng tròng vào gian chính điện trút nỗi cô đơn với Phật.

Rồi “cho đến một ngày...”.

Hồi đó, kỹ sư Lê Hồng Thanh vừa chân ướt chân ráo vào TP.HCM thuê nhà trọ đi làm. Ấn tượng đầu tiên của Thanh khi gặp Ty chính là kiểu ăn nói “ngang như cua” của một cô gái lăn lóc giữa đời. Cuộc mưu sinh xa xứ đã gắn kết họ tự bao giờ. Thanh lấy họ của mình làm họ của người yêu, lấy họ của cô bạn Trà Đông của bé Ty thuở trước làm tên đệm, từ đó mới có cái tên Lê Trần Vy cho bé Ty.

Nhưng khi Thanh ngỏ lời thì nỗi mặc cảm thân phận của Ty trỗi dậy. Cô đã chủ động nói lời chia tay và dứt khoát tránh mặt anh. Nhưng rồi Ty đã không ngăn nổi mình khi Thanh viết một lá thư bày tỏ nỗi lòng yêu thương.

Nói cho ngay, khi ấy Thanh cũng phải “kiên cường” trước lời ra tiếng vào của họ hàng khi xin cưới Vy. Đôi bạn chỉ nấu mâm cơm cúng ông bà; đám cưới đơn sơ nhưng Vy xúc động lắm, vì kể từ nay đã có chỗ dựa vững chắc của cuộc đời. Mặc cho hành trình mưu sinh đầy nhọc nhằn, Thanh dạy vợ từ viết chữ, các phép tính và các môn học khác cho đến cách suy nghĩ, ứng xử.

Đến tận bây giờ, mỗi khi thấy sách hay là Thanh phải mua bằng được mang về cho Vy đọc. Biết chữ, Vy học nghề phục vụ phòng khách sạn và xin đi làm nhiều nơi, nhưng vì không có giấy tờ nên cô lần lượt bị cho nghỉ việc. Có ít vốn, Vy mạnh dạn mở tiệm mua bán điện thoại di động. Chẳng dè mắc nợ tứ tung.

Trong một lần ray rứt “làm khổ chồng con”, Ty để lại một lá thư tuyệt mệnh định ra đi... nhưng khi nghĩ lại tấm lòng cao cả của người chồng, chị xé nát thư. Vy tâm sự: “Mình thật cạn nghĩ. Nếu chẳng may lúc ấy mình ra đi thật, con mình sẽ thiếu mẹ, còn để lại thêm nỗi day dứt cho người chồng đã sống hết lòng với mình”. Lần đó, kỹ sư Thanh chỉ nói bâng quơ như động viên vợ: “Thầy bói phán anh và em phải trắng tay nhiều lần mới thành công”. Cả hai vợ chồng cười xòa vượt qua sóng gió.

Trong căn hộ chung cư nhỏ ở thành phố biển Vũng Tàu, bé Lê Thiên Đức hiếu động cứ chạy nhảy, huyên thuyên hết chuyện nọ tới chuyện kia. Người mẹ của cậu, cô bé Ty cút côi mù chữ ngày ấy, giờ đã tự tin tiếp chuyện với khách đủ mọi đề tài. Căn nhà nhỏ ngập tràn niềm vui. Suốt thời gian mang thai và nuôi con nhỏ, chị nhận hàng thêu về làm gia công để kiếm tiền chạy chợ, sắp tới lại học thêm nghề.

Nhà còn nợ nần, nhưng Thanh, hiện công tác tại Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn, luôn động viên vợ: “Cứ yên tâm đi, tụi mình sắp hết khổ rồi!”. Gần chục năm chung sống nhưng họ vẫn chưa thể đăng ký kết hôn do người vợ chưa có giấy tờ tùy thân. Nhưng chị Vy tỏ ra đầy bản lĩnh: “Chẳng ai biết được ngày mai sẽ ra sao với một người không có một tờ giấy tùy thân. Nhưng ông xã tôi bảo dù thế nào cũng phải bình tĩnh chấp nhận thực tế. Chúng tôi là một gia đình hạnh phúc, giấy tờ không thể thay thế con tim được”.

THÁI BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp