Cách đây 5 năm, Jesse Peterson, sau chuyến đi phượt bằng mô tô 17 ngày từ Hà Nội vào Saigon, đã gửi bài viết đầu tiên cho báo Tuổi Trẻ Cười. Bài viết có tựa “Chín giờ rồi, đi nhậu thôi!”. Từ đó đến nay anh đứng hẳn chuyên mục JESSE CƯỜI. Và đây là bài viết để anh ta tự cười mình sau 5 năm trào phúng bằng tiếng Việt.
Nhại theo truyện cổ tích “Bạch Tuyết và bảy chú lùn”, ta có thể hỏi chiếc gương thần của bà hoàng hậu - kiêm phù thủy kia rằng: Gương kia ngự... cõi Mô-bai,Thế gian ai nghiện sánh tày dân teen?Và đây là câu trả lời từ thực tế: không chỉ thanh thiếu niên tuổi teen, mà cả trẻ em ở tuổi chập chững biết đi cũng rứa, do cha mẹ các em đều làm “đầu têu” cho con mình trong cái sự... nghiện mô-bai!
Từ “Phubbing” và “Smombie” (tiếng Anh), cho tới “Di Tou Zu” (tiếng Trung) và “Aaruki Sumaho” (tiếng Nhật)..., tất cả đều chỉ cùng một hành vi mang tính thời đại: Cắm đầu vô điện thoại di động mọi lúc mọi nơi, ngay cả lúc đi đường, phớt lờ mọi người và cả đủ loại tai nạn mình có thể gặp phải hay gây ra cho người khác.
“Dế” ở đây là cái... môbai (mobile, chủ yếu là điện thoại thông minh), theo cách gọi nôm na bấy nay của giới trẻ nước mình. Đáng nói là cái hội chứng Sợ Mất Dế (Nomophobia), mà suy cho cùng chính là Sợ Bị Ra Rìa (FoMO) đang ngày càng trở thành một chứng rối loạn tâm lý trầm kha trên khắp thế giới. Không chỉ đàn ông mà cả đàn bà, cả trẻ em lẫn các cụ già đều sợ mất dế, hỡi ơi!
Con gà trống ấy tên Maurice, gọi nôm na là Momo, cứ vô tư gáy đều đều mỗi sáng trên đảo Oléron ở ngoài khơi bờ biển phía tây nước Pháp. Cho tới ngày nọ, có hai ông bà hàng xóm thấy khó chịu. Rồi một thừa phát lại đã tới tận nơi, tiếp theo là các luật sư, rồi báo chí Pháp và thế giới cùng vô cuộc, khiến cả nước Pháp dậy sóng dư luận với phiên tòa phán xử... tiếng gáy của Momo.