03/06/2016 09:06 GMT+7

Đòi công lý cho 5 nhà báo gốc Việt

ANH THƯ - TRẦN PHƯƠNG
ANH THƯ - TRẦN PHƯƠNG

TTO - “Đã tới lúc mở lại các cuộc điều tra để công lý cuối cùng được thực thi, không chỉ cho cha tôi, tôi và gia đình tôi, mà cho tất cả những người theo đuổi sự thật bằng báo chí”.

Ông Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp báo ngày 1-6 Ảnh cắt từ clip của CPJ
Ông Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp báo ngày 1-6 - Ảnh cắt từ clip của CPJ
“Chúng tôi muốn biết ai đã gây ra các vụ này và làm sao chúng thoát được.
Nhà báo A.C. Thompson

 

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Tú, con trai của nhà xuất bản - phóng viên Nguyễn Đạm Phong, tại cuộc họp báo do Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) tổ chức ngày 1-6.

Ông Nguyễn Đạm Phong là một trong năm nhà báo gốc Việt bị giết tại Mỹ từ năm 1981-1990 mà nghi phạm là tổ chức “Việt Nam diệt cộng hưng quốc đảng” (VOECRN), tiền thân của Việt Tân.

Thủ phạm: tiền thân của Việt Tân

Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Thanh Tú kể lại rằng cha mình đã biết việc ông gặp nguy hiểm. “Thời gian trước khi ông bị giết, chúng tôi thậm chí đã đối mặt với VOECRN (sau này đổi tên là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”, gọi tắt là Mặt trận). Họ cố hối lộ, gây áp lực và thậm chí bạo lực nhưng không hiệu quả. Cha tôi không lùi bước và họ cũng không nhượng bộ. Ông chiến đấu bằng con chữ còn họ bằng súng đạn” - ông Tú nói.

Ông cũng kêu gọi Bộ Tư pháp Mỹ mở lại cuộc điều tra vốn không được giải quyết thỏa đáng suốt gần 30 năm qua.

“Vụ sát hại cha tôi và bốn nhà báo Mỹ gốc Việt xảy ra từ năm 1981-1990. Đối với nhiều người thì vụ việc đã qua lâu rồi, Tuy nhiên đối với tôi, với gia đình tôi và với những người tin vào câu chuyện này thì vụ việc vẫn chưa kết thúc cho đến khi vụ án được mở lại và công lý được thực thi” - ông Tú chia sẻ.

Trong cuộc họp báo ngày 1-6 tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia ở Washington DC, Mỹ, CPJ đã kêu gọi mở lại hồ sơ vụ sát hại các nhà báo Mỹ gốc Việt trong giai đoạn 1981-1990 dựa trên các thông tin do ProPublica và Frontline phát hiện.

Theo đó, CPJ yêu cầu Bộ Tư pháp Mỹ mở lại cuộc điều tra về vụ giết hại năm nhà báo vốn chưa được giải quyết thỏa đáng vào lúc đó do Cơ quan Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã không có đủ chứng cứ để theo đuổi và truy tố vụ việc.

FBI đã mở một cuộc điều tra về các trường hợp trên cũng như điều tra về các động cơ chính trị tiềm năng của các vụ tấn công trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt lúc bấy giờ. Trong cuộc điều tra này, theo báo cáo của ProPublica/Frontline, FBI đã tập trung vào nhóm Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam hay còn gọi là Mặt trận Hoàng Cơ Minh.

Mặt trận Hoàng Cơ Minh là một tổ chức chính trị kết hợp vũ trang chủ trương khôi phục chính thể Việt Nam Cộng hòa hoạt động từ năm 1980-2004 và được xem là tiền thân của tổ chức phản động Việt Tân.

“Theo thông tin mới tiết lộ của ProPublica và Frontline, chúng tôi kêu gọi Bộ Tư pháp mở lại cuộc điều tra về các vụ giết người này. Trên khắp thế giới, những vụ giết hại nhà báo chưa được điều tra dẫn đến sự sợ hãi và tự kiểm duyệt” - giám đốc điều hành CPJ Joel Simon tuyên bố.

Điểm mặt chỉ tên

Tháng 12-1994, CPJ công bố báo cáo “Silenced - The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States” (tạm dịch là “Các vụ sát hại nhà báo nhập cư chưa được điều tra và bị rơi vào quên lãng tại Mỹ).

Theo đó, trong phần Targeted by Terrorists (Mục tiêu của những kẻ khủng bố), báo cáo liệt kê các vụ ám sát nhằm vào Dương Trọng Lâm (bị giết năm 1981), Nguyễn Đạm Phong (1982), Phạm Văn Tập (1987), Đỗ Trọng Nhân (1989) và Lê Triết (1990).

Cụ thể, ông Dương Trọng Lâm bị bắn chết trên đường phố Little Saigon (San Francisco) ngày 21-7-1981 và tay súng đã tẩu thoát ngay sau đó.

Một số người chứng kiến vụ ám sát nhưng chỉ một cựu binh Mỹ đứng ra làm chứng giúp cảnh sát bắt nghi can Dat Van Nguyen, 25 tuổi, nhưng sau đó nghi can này được thả vì nhân chứng rút lại lời khai.

Đến Mỹ vào những năm 1960 và từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, quan điểm chính trị đi ngược lại với những nhóm di cư mới sau đó khiến ông Lâm nhiều lần bị đe dọa trong vài tháng trước khi bị ám sát. VOECRN sau đó tuyên bố nhận trách nhiệm vụ ám sát này.

VOECRN cũng liên quan đến vụ ám sát ông Nguyễn Đạm Phong, phóng viên báo Tự Do, ngay trước cửa nhà ông ngày 24-8-1982.

Ông Phong rời Hà Nội đến Mỹ cùng vợ con năm 1975 và là người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng người Việt ở Houston. Ông cùng các phóng viên địa phương điều tra “trò lừa” của các nhóm hải ngoại gây quỹ để chuẩn bị tấn công quân sự ở Việt Nam.

Vài ngày trước khi bị giết, một người gọi điện đe dọa ông Phong rằng ông sẽ chết nếu tiếp tục đăng các bài báo về các băng đảng và nhóm hải ngoại.

Vợ ông Phong sau đó cho biết có khoảng 13 băng tội phạm người Việt ở Mỹ thời điểm ông bị sát hại và khẳng định ông “bị giết vì vạch mặt những băng đảng này”.

Ông Phạm Văn Tập, biên tập viên tờ tạp chí giải trí Mai, chết trong một vụ cháy văn phòng ở Garden Grove, cũng là nơi ông cư ngụ ngày 7-8-1987. Các nhà điều tra loại trừ khả năng cướp của sau khi tìm thấy hơn 50.000 USD tiền mặt, vàng và nữ trang sau vụ hỏa hoạn.

Theo CPJ, ông Tập nhận được thư đe dọa ngăn ông đăng các quảng cáo của các công ty đặt tại Canada muốn thúc đẩy việc chuyển tiền và các kiện hàng về Việt Nam. Năm ngày sau đó, VOECRN nhận trách nhiệm vụ giết ông Tập.

Ông Đỗ Trọng Nhân, nhân viên thiết kế trình bày của tờ Văn Nghệ Tiền Phong, một tờ thường có nhiều bài viết gay gắt về cộng đồng người Việt, bị bắn chết trong xe hơi ngày 22-11-1989. Theo cảnh sát, ông Nhân đến Mỹ năm 1981, bị giết vì thường xuyên tự giới thiệu sai mình là một nhân viên cấp cao của tờ báo trong khi các đồng nghiệp của ông cho rằng cái chết của ông là lời đe dọa đến các biên tập viên của tờ báo.

Một năm sau, những kẻ ám sát tiếp tục nhắm vào tờ Văn Nghệ Tiền Phong bằng vụ ám sát ông Lê Triết, một cây viết có nhiều bài gây tranh cãi, và vợ ông. Cả hai bị bắn chết trong xe hơi khi đậu xe trước nhà ở Baileys Crossroads, Virginia.

Theo CPJ, tên của ông Triết xuất hiện trong danh sách ám sát của VOECRN tìm thấy năm 1982 tại nhà của ông Nguyễn Đạm Phong. Ba bài viết cuối cùng của ông Triết là các bài chỉ trích nhóm Mặt trận và các hoạt động của nhóm này.

Mối liên hệ

Báo cáo của CPJ thực hiện năm 1994 về các nhà báo nhập cư bị sát hại tại Mỹ
Báo cáo của CPJ thực hiện năm 1994 về các nhà báo nhập cư bị sát hại tại Mỹ

Tại cuộc họp báo, nhà báo A. C. Thompson, tác giả phóng sự điều tra “Khủng bố ở Little Saigon” phát sóng trong chương trình truyền hình nổi tiếng Frontline và trên trang ProPublica ngày 3-11-2015, cho biết một trong những việc đầu tiên mà nhóm ông làm là xem lại báo cáo năm 1994 của CPJ trước khi tiến hành khoảng 140 cuộc phỏng vấn với các nhân vật ở Mỹ, Việt Nam và Thái Lan.

Nhóm làm phim cũng đã đào bới sâu vào các thông tin liên quan, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các vụ giết người và Mặt trận.

 

ANH THƯ - TRẦN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp