26/01/2018 16:11 GMT+7

Đốc thúc ngân hàng xử lý nợ xấu

A.HỒNG
A.HỒNG

TTO - Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các ngân hàng áp dụng toàn diện các biện pháp, chính sách tại Nghị quyết 42 nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng hoạt động.

Đốc thúc ngân hàng xử lý nợ xấu - Ảnh 1.

Saigon OneTower - tài sản đầu tiên bị thu giữ để xử lý nợ theo Nghị quyết 42 - Ảnh: T.L.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng triển khai xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 trong toàn hệ thống, chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện rà soát, đánh giá cụ thể nhằm nhận diện đầy đủ tình trạng nợ xấu. 

Đặc biệt với các khoản nợ xấu lớn, các ngân hàng phải đánh giá xem tài sản đảm bảo cho các khoản vay này có khả năng thu hồi hay không, nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ xấu. Trên cơ sở đó có các giải pháp hiệu quả nhằm xử lý, thu hồi...

Cùng với đó, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan công an, tòa án, thi hành án các cấp trong quá trình thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi tối đa giá trị tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu.

Các ngân hàng cũng phải phối hợp với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để thống nhất áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ đã bán cho VAMC.

Đồng thời tích cực tìm kiếm các đối tác mua nợ đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC và được VAMC ủy quyền bán nợ; tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ trích lập dự phòng đối với nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt nhằm thực hiện tất toán trái phiếu trước hạn hoặc đúng thời hạn theo quy định; xem xét, đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.

Ngoài ra cần lưu ý truyền thông đến khách hàng đang có nợ xấu để khách hàng hiểu rõ quyền lợi hợp pháp của ngân hàng trong việc xử lý nợ cũng như trách nhiệm trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ vay.

Song song đó, ngân hàng phải nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh cũng như thực hiện nghiêm việc báo cáo định kỳ về cho Ngân hàng Nhà nước.

Mới đây Ngân hàng Nhà nước cũng đã đặt chỉ tiêu cụ thể với Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) trong năm 2018 phải xử lý tối thiểu 140.000 tỉ đồng nợ xấu đã mua, đồng thời VAMC cũng phải hoàn thành mua nợ xấu theo giá trị thị trường tổi thiểu 6.600 tỉ đồng trong năm nay.

Được biết kể từ khi thành lập đến hết 31-12-2017, VAMC đã thực hiện mua được 26.221 khoản nợ của 16.269 khách hàng tại 42 tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ gốc nội bảng là 307.932 tỉ đồng, giá mua nợ là 277.755 tỉ đồng. 

VAMC cũng đã ký hợp đồng với 5 tổ chức tín dụng để mua nợ theo giá thị trường đối với 6 khách hàng với tổng giá mua nợ là 3.142,07 tỉ đồng.

A.HỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp