07/07/2007 09:39 GMT+7

Đọc thơ Tố Hữu bên bờ sông Potomac

THANH TUẤN ghi
THANH TUẤN ghi

TT - Những câu chuyện dưới đây được ghi lại qua lời kể của ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Vàng bạc - đá quí Sài Gòn (SJC), tháp tùng đoàn Chủ tịch nước thăm Hoa Kỳ.

HaTRF9SV.jpgPhóng to

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (phải) cùng ông Lê Hùng Dũng ở bờ sông Potomac, phía bên kia là bang Virginia. Tòa nhà phía sau là khu tưởng niệm Thomas Jefferson - Ảnh do ông Lê Hùng Dũng cung cấp

TT - Những câu chuyện dưới đây được ghi lại qua lời kể của ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Vàng bạc - đá quí Sài Gòn (SJC), tháp tùng đoàn Chủ tịch nước thăm Hoa Kỳ.

Cuộc nói chuyện lịch sử ở quận Cam

Sông Potomac và Norman Morrison

Sáng 22-6, từ 8g-11g (thời điểm trước khi hội đàm với Tổng thống George Bush), Chủ tịch nước yêu cầu không bố trí thời gian tiếp xúc bất kỳ ai để đến bờ sông Potomac. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khá ngạc nhiên với yêu cầu đó.

Chỉ đến khi đoàn xe đến bờ sông bên phần đất của Washington D.C, xuống xe, Chủ tịch nước mới nói rằng đến đây để tưởng nhớ Norman Morrison, người đã tự thiêu trước Lầu Năm Góc ngày 2-11-1965 để phản đối chiến tranh VN.

Thực tế thì điểm tự thiêu của Norman Morrison nằm phía bờ bên kia sông Potomac (bên bang Virginia). Khi đó ông Morrison chọn cánh phía đông của Lầu Năm Góc, nơi có văn phòng làm việc của Bộ trưởng McNamara. Ông đến bên hàng rào, đặt cô con gái út một tuổi tên Emily bên bờ hè và viết lá thư cho vợ. Về sau, khi nhớ lại sự kiện này, McNamara viết: “Cái chết của Morrison là một thảm họa không chỉ cho gia đình anh mà cho cả tôi và nước Mỹ. Đó là lời phản đối rõ ràng nhất trước hành động hủy diệt cuộc sống người dân VN và rất nhiều binh sĩ trẻ Mỹ”.

Sự kiện đó rất ít người trong đoàn biết hoặc nhớ nhưng lần đầu tiên tới thăm Mỹ, trước buổi gặp Tổng thống Bush - một dấu mốc mới trong quan hệ hai nước, Chủ tịch nước vẫn nhớ đến ông Morrison. Đó là một cử chỉ hết sức nhân văn và hết sức thiêng liêng. Anh em trong đoàn đi theo đều rất cảm động.

Tặng đàn bầu cho Tổng thống Bush

Tổng thống Bush từng thích thú khi nghe biểu diễn đàn bầu VN trong buổi chiêu đãi tại hội nghị APEC ở Hà Nội tháng 11-2006.

Ông không hiểu vì sao cây đàn chỉ có một dây vẫn có thể trình bày được các bài dân ca Mỹ, các bản nhạc tango, nhạc Mỹ Latin, nhạc châu Âu cổ điển… Sau đó ông lên sân khấu để xem cây đàn bầu và nói: “Làm sao tôi có được cây đàn bầu này?”.

Trong chuyến thăm Mỹ, đoàn của Chủ tịch nước đã quyết định tặng ông Bush món quà này. Khi nghe tiết lộ chuyện đó, ông Bush đã phá thông lệ ngoại giao thông thường của Nhà Trắng (không công bố công khai món quà tặng) và đề nghị xem ngay món quà.

Mở ra, ông cầm đàn bầu đứng lên và kéo đàn như cây cello. Phía VN giải thích không phải đánh đàn như thế và mời người ra gảy đàn cho ông xem. Tỏ ra rất thích thú, ông Bush nói chắc sẽ phải học và đề nghị VN gửi chuyên gia tới dạy ông về đàn bầu.

Chủ tịch nước khi đó đã đọc lại một đoạn trong bài thơ của Tố Hữu:

…Emily con ơiTrời sắp tối rồiCha không bế con về được nữaKhi đã sáng bừng lên ngọn lửaĐêm nay mẹ đến tìm conCon sẽ ôm lấy mẹ mà hônCho cha nhéVà concũng nói giùm với mẹCha đi vuiXin mẹ đừng buồn…

(Emily con ơi - Tố Hữu)

Sau đó đoàn xe của Chủ tịch nước chạy một vòng sang bên bờ sông Potomac ở phía bang Virginia. Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến ngồi cùng trên xe của Chủ tịch nước khi đó có đề nghị đoàn xe chạy chậm lại để có giây phút thiêng liêng tưởng nhớ đến người bạn lớn của VN.

Từ ngạc nhiên chuyển thành cảm động

Tại cuộc gặp ở Nhà Trắng sau đó, Tổng thống Bush tiếp Chủ tịch Nguyễn Minh Triết rất niềm nở. Chủ tịch nước và Tổng thống Bush đã có ba lần gặp nhau tại hội nghị APEC ở Hà Nội. Cả hai đã trao đổi với nhau các vấn đề gai góc nên đều rất thẳng thắn, cởi mở.

Chủ tịch nước có hỏi là vì sao VN đã gia nhập WTO rồi mà Mỹ vẫn kiểm soát chặt chẽ vấn đề dệt may. Tổng thống Bush rất ngạc nhiên và đã quay sang hỏi Bộ trưởng thương mại Carlos Gutierrez.

Bộ trưởng thương mại Mỹ giải thích rằng đúng là có cam kết đó nhưng hiện do “nhập khẩu hàng dệt may của VN tăng rất nhanh, so với cùng kỳ tăng 26-30%/năm do đó cũng gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và thị trường Mỹ nên Bộ Thương mại muốn kiểm soát lại”. Chủ tịch nước khi đó đề nghị những gì trong WTO có là phải thực hiện cho đúng, đặc biệt Mỹ phải giúp đỡ VN vì VN là nước nhỏ.

Chủ tịch nước sau đó nhắc chuyện tới thăm gia đình ông Paul Breaux trồng nho ở bang Virginia, nơi ông được tiếp đón như người bạn thân tình vào buổi sáng 21-6. Nhắc lại tình cảm trìu mến, quyến luyến của người nông dân Mỹ, Chủ tịch hỏi ông Bush: “Người dân Mỹ thân thiện đến vậy, còn Chính phủ Mỹ thì sao?”.

Cuộc nói chuyện sau đó xoay sang chuyện... biểu tình ở nước Mỹ. Ông Bush than phiền rằng ngay ở Mỹ ông cũng bị biểu tình liên tục; còn khi đi công du nước ngoài tới đâu ông cũng bị phản đối. Chủ tịch nước vui vẻ nhắc nhớ rằng khi sang VN ông Bush không hề bị biểu tình.

Ông Bush cười thừa nhận: “VN là đất nước hết sức thân thiện”. Ông kể ông và bà Laura khi tới VN từng rất lo lắng vì không rõ với những quá khứ chiến tranh như vậy, người VN sẽ đối xử với họ ra sao.

Tuy vậy hai ngày ở VN, ông đi từ chỗ ngạc nhiên chuyển thành rất cảm động khi thấy người VN hết sức thân thiện, cởi mở đi đâu cũng có nụ cười. Họ chào đón người Mỹ hết sức chân thành. Ông Bush thừa nhận: “Tôi thấy về vấn đề này người Mỹ không bằng VN”.

THANH TUẤN ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp