16/01/2019 08:24 GMT+7

Đọc sách thay bài tập về nhà

Dịch giả NGUYỄN BÍCH LAN
Dịch giả NGUYỄN BÍCH LAN

TTO - Nhà văn - họa sĩ Nguyễn Danh Lam cách đây vài năm cùng gia đình sang định cư ở bang Texas, Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy đứa con ở độ tuổi học phổ thông của anh không hề có bài tập về nhà.

Đọc sách thay bài tập về nhà - Ảnh 1.

Học sinh TP.HCM tham khảo và mua sách tại một cửa hàng sách và thiết bị giáo dục - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thay vì cho bài tập về nhà, nhà trường giao mỗi học sinh ít nhất 20 phút mỗi tối.

Thư viện mở cửa suốt hè

Cha mẹ học sinh ký vào lịch đọc sách của các con mình và cuối tuần học sinh nào đọc được nhiều sẽ được thưởng. Trước kỳ nghỉ hè, nhà trường thông báo tới toàn thể học sinh rằng thư viện nhà trường vẫn mở cửa trong suốt mùa hè và hoan nghênh học sinh đến đọc, mượn sách.

Tùy theo số lượng đầu sách, các em sẽ nhận được các phần thưởng của thư viện, thậm chí nhận được cúp dành cho "nhà vô địch đọc sách". Với cách khuyến đọc thiết thực như vậy, không khó hiểu khi các học sinh ở Mỹ từ độ tuổi học tiểu học đã hình thành thói quen đọc sách.

Hệ thống trường công của chúng ta nên khuyến đọc theo cách đó. Trẻ em ở tuổi học sinh của chúng ta hiện nay dường như không rảnh cả về đầu óc lẫn thời gian để hình thành thói quen đọc sách.

Thêm vào đó, chương trình học quá tải, cũng như việc chạy từ hết lớp học thêm này đến lớp học thêm khác ngốn mất nhiều thời gian và sự thảnh thơi trong tâm hồn của trẻ, khiến việc đọc sách trở nên bất khả thi đối với nhiều em.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây một số trường tư thục chất lượng cao đã chú trọng đến việc khuyến đọc, thậm chí đưa việc đọc sách vào danh mục việc bắt buộc đối với học sinh.

Cụ thể, từ năm học 2018-2019, học sinh cấp II của Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) bắt buộc phải đọc 10 cuốn sách văn học một năm, trong đó có những tác phẩm có đoạn trích được đưa vào chương trình sách giáo khoa như tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

Chọn sách gì để đưa vào danh sách sách phải đọc là điều cần phải bàn. Nhưng việc đọc sách được bao gồm trong chính sách giáo dục của một trường học là tín hiệu đáng mừng và nên được áp dụng rộng rãi ở các trường học.

Rèn được cho trẻ thói quen đọc sách, nghĩa là tạo cho trẻ thói quen tự học, nhất là những bài học làm người. Và như vậy, các bậc cha mẹ cũng như nhà trường sẽ được chia sẻ một phần gánh nặng về giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

Hình thành thói quen đọc từ nhỏ

Năm 2013, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đưa ra một con số đáng buồn: trung bình mỗi người Việt Nam một năm chỉ đọc 0,8 cuốn sách. Con số này có thể chưa thật chính xác hoặc dựa trên một cuộc điều tra chưa toàn diện nhưng có một điều đa số người Việt chúng ta đều phải thừa nhận: số người có thói quen đọc sách ở nước ta đang ngày càng giảm đi.

Đó là một điều đáng tiếc đối với sự phát triển cá nhân và là điều đáng lo đối với sự phát triển văn hóa tinh thần của cả xã hội.

Thói quen đọc sách không phải bỗng nhiên mà có. Thông thường nó phải được hình thành từ khi con người ta còn nhỏ, khi bộ não chưa bị quá tải thông tin cũng như chưa vướng bận với những lo toan của cuộc sống.

Ở giai đoạn đó, trí óc của tuổi thơ luôn có chỗ cho trí tưởng tượng, bởi vậy những truyện cổ tích, câu chuyện thần thoại, những tác phẩm văn học đậm tính hư cấu dễ trở nên hấp dẫn, và trẻ dễ bị lôi cuốn đến với việc đọc sách để hình thành thói quen.

Quan sát xung quanh mình, tôi thấy rất hiếm người trưởng thành mới bắt đầu hình thành thói quen đọc sách. Có những người cả năm không đọc một cuốn sách. Hiển nhiên, những bậc cha mẹ không đọc sách khó có thể tạo hoặc khích lệ sự hình thành thói quen đọc sách ở con mình.

Một xã hội mà trong đó người lớn ít đọc sách, sẽ chẳng thể có nhiều đứa trẻ có thói quen đọc sách bởi vì hơn bất cứ bài học nào, hành động của người lớn trong xã hội là bài học trực quan dễ tiếp thu nhất đối với trẻ nhỏ.

"Hiển nhiên, những bậc cha mẹ không đọc sách khó có thể tạo hoặc khích lệ sự hình thành thói quen đọc sách ở con mình".

Dịch giả Nguyễn Bích Lan

Một số người cho rằng sự phát triển lấn át của các phương tiện truyền thông và giải trí hiện đại là nguyên nhân khiến việc đọc sách không còn là sự lựa chọn của nhiều người trong xã hội chúng ta.

Lý do đó nghe có vẻ hợp lý xét đến tình trạng ít đọc sách của người Việt hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nước Mỹ, nước phát triển hàng đầu thế giới về công nghệ và phương tiện giải trí, văn hóa đọc không hề bị lép vế trước các loại hình giải trí hiện đại khác.

Tháng 4-2018 trang Bustle.com công bố kết quả một cuộc điều tra rộng rãi ở Mỹ cho thấy trung bình một người ở Mỹ đọc 12 cuốn sách mỗi năm, bao gồm cả sách nói, sách điện tử và sách giấy. Con số thống kê còn cho thấy doanh thu của ngành công nghiệp xuất bản sách ở Mỹ trong giai đoạn 2008 - 2017 đạt 26,5 - 27,96 tỉ đôla Mỹ mỗi năm.

Để nâng cao văn hóa đọc trong học đường, báo Tuổi Trẻ mở mục "Khuyến đọc" vào thứ tư hằng tuần trên trang Giáo dục. Mời các bạn học sinh, phụ huynh, giáo viên, bạn đọc tham gia viết bài cho mục này như chia sẻ những cuốn sách hay, bài học từ sách, các mô hình cũng như câu lạc bộ đọc sách hay của học sinh các trường... Bài cộng tác xin gửi về [email protected].

TTO - Ai đọc sách nhanh hơn? Ai đọc nhiều sách hơn? Ai đọc sách hiệu quả hơn?... 144 học sinh THCS đã có một hội thi sôi nổi tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM.

Dịch giả NGUYỄN BÍCH LAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp