Theo chân phóng viên của The New York Times, chúng ta gặp gỡ Austin Hennelly, giám đốc quán bar 35 tuổi tại Kato, một nhà hàng Đài Loan ở Los Angeles.
Anh giới thiệu cho khách của mình một trong những thức uống ngon nhất của quán - món mocktail Garden Tonic - với nguyên liệu chủ đạo là nước ép khổ qua.
Nhấp một ngụm cho khổ qua
Theo lời tả của Austin Hennelly, vị của khổ qua đem lại trải nghiệm như "đi tàu lượn" cho thực khách.
"Lúc đầu, vị đắng sẽ hơi khó chịu và thậm chí đáng sợ, nhưng dần dần, sự phấn khích sẽ lan khắp các giác quan và khiến ta chỉ muốn trải nghiệm thêm lần nữa" - vị giám đốc hào hứng miêu tả.
Khổ qua họ bầu, từ lâu đã trở thành một món ăn chủ yếu trong ẩm thực châu Á, châu Phi và vùng Caribê.
Giống khổ qua Trung Quốc có màu xanh sáng, đầu và rãnh tròn.
Phiên bản Ấn Độ có màu sẫm hơn và được bao phủ bởi những chiếc gai lởm chởm.
Cả hai loại này hầu như luôn được ăn chín và có vị cay nhẹ, cảm giác xơ xơ như cỏ "dọn đường" cho vị thuốc cực kỳ đắng - tựa như một viên thuốc giảm đau bị mất lớp vỏ.
Vị đắng của khổ qua từ lâu đã là một bài thuốc quý trong Đông y, giúp cung cấp chất xơ, giảm mức cholesterol, cung cấp các loại vitamin.
Chính vì vậy, đây là món ăn thường xuyên xuất hiện trong thực đơn hằàng ngày của chúng ta.
Giờ đây, các nhà pha chế trên khắp thế giới đang khai thác hương vị đặc biệt đó để tăng thêm sức mạnh và sự cân bằng cho cocktail.
Trở lại với hành trình đi tìm những món uống độc đáo từ khổ qua.
Tại quán bar Jade & Clover tọa lạc trong một khu phố người Hoa tại Manhattan có món Bitter Sweet, một biến thể của món cocktail cổ điển Jungle Bird (gồm những nguyên liệu như rượu rum, Campari, nước ép dứa) nhưng thay rượu Campari - một loại rượu có vị đắng nhẹ - bằng nước ép khổ qua.
Còn tại Okinawa, một hòn đảo của Nhật Bản nằm giữa biển Hoa Đông và biển Philippines, người dân bản địa tại đây đặc biệt say mê khổ qua, hay còn gọi là goya.
Một số người cho rằng người dân địa phương sống lâu nhờ thường xuyên ăn loại quả này, thậm chí còn có một ngày lễ dành riêng cho trái cây.
Chuyến đi tới Okinawa vào năm 2019 đã truyền cảm hứng cho hai nhà sản xuất rượu mạnh người Ý Benedetta Santinelli, 28 tuổi và Simone Rachetta, 47 tuổi, để tạo ra Amaro Yuntaku, loại rượu ngâm khổ qua thay vì hỗn hợp của các loại thảo mộc, rễ cây.
Santinelli giải thích rằng cái tên này xuất phát từ một từ tiếng Okinawa có nghĩa là "trò chuyện", được hét lên vào cuối bữa ăn để ra hiệu cho người phục vụ mang đồ uống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận