27/05/2020 08:38 GMT+7

Doanh nhân Võ Quốc Thắng: Dự thảo Luật đầu tư 'trói buộc' nhà đầu tư

VÕ QUỐC THẮNG (chủ tịch Đồng Tâm Group)
VÕ QUỐC THẮNG (chủ tịch Đồng Tâm Group)

TTO - Dự thảo Luật đầu tư sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận kỳ vọng sẽ tạo một cú hích mới. Nhưng nó lại đang có nhiều điểm "gò bó", đẩy lên Thủ tướng quyết nhiều vấn đề mà chính Thủ tướng đã duyệt quy hoạch chung.

Doanh nhân Võ Quốc Thắng: Dự thảo Luật đầu tư trói buộc nhà đầu tư - Ảnh 1.

Quy định doanh nghiệp tự xác định ưu đãi đầu tư, phải trình Thủ tướng nhiều loại dự án khu công nghiệp, cảng biển đang khiến nhiều ý kiến băn khoăn - Ảnh: Ngọc Hiển

Mục tiêu tinh gọn thủ tục đầu tư đã được Chính phủ nỗ lực thực hiện, chứ không hẳn khi có tín hiệu đón đầu dòng vốn đầu tư FDI dịch chuyển chúng ta mới lưu ý. 

Nhưng để đạt được mục tiêu đó, vẫn còn rất nhiều bất cập cần phải được lưu ý giải quyết, ngay lúc này là trong dự thảo Luật đầu tư sửa đổi.

Trình Thủ tướng thẩm định dự án thì phải thông qua rất nhiều bộ, ngành có liên quan trong thời hạn 40 ngày như dự thảo quy định. Nhưng thực tế thời gian thường kéo dài hơn rất nhiều.

Ông Võ quốc thắng

Nhiều điểm không cần thiết

Luật đầu tư 2014 quy định dự án có quy mô 5.000 tỉ đồng thì phải trình Thủ tướng Chính phủ thông qua. Đến nay, dự thảo Luật đầu tư sửa đổi nâng lên 10.000 tỉ đồng.

Theo tôi, quy định trên cho thấy đã có sự cân nhắc đến các yếu tố phát triển kinh tế, mở rộng quy mô, năng lực đầu tư thực tế...

Tuy nhiên, với nguồn vốn từ tư nhân và FDI, theo tôi, việc quy định trên 10.000 tỉ đồng như dự thảo là không cần thiết. Ngay nguồn vốn từ đầu tư công đã được điều chỉnh từ Luật đầu tư công. Nên cân nhắc so sánh để tránh chồng chéo, bất hợp lý, kéo theo phải sửa đổi thêm nhiều luật khác.

Dưới góc độ nhà đầu tư, tôi cho rằng dự thảo luật không nên quy định hạn mức trên 10.000 tỉ để thể hiện tính cởi mở, tăng cường thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Nên phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định theo quy hoạch của từng địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt. Không cần thực hiện thêm một quy trình trình duyệt nữa nếu dự án đã theo đúng quy hoạch.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật đầu tư có một điểm quan trọng rất đáng lưu ý, nó là điểm "trói buộc", gây cản trở không nhỏ cho các nhà đầu tư. Đó chính là khoản 1, điều 31 dự thảo Luật đầu tư sửa đổi, trong đó quy định phải trình Thủ tướng với: 

"Dự án xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 50ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị".

Quy mô dự án như quy định nêu trên nên giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư như quy định tại Luật đầu tư năm 2014. Bởi nhà đầu tư khi xây nhà ở, khu đô thị đều theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại nơi thực hiện dự án.

Trong khi đó, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cho các tỉnh thành, nên không nhất thiết phải trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư một lần nữa.

Đẩy khó cho nhà đầu tư?

Tại điều 18 dự thảo Luật đầu tư sửa đổi quy định về "Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư", nhà đầu tư phải "tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư".

Như vậy là nhà đầu tư trong, ngoài nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phải tự xác định ưu đãi đầu tư, rồi phải tự thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây tốn nhiều thời gian, chi phí.

Trong khi tại các quy định pháp luật cũng như chủ trương cải cách thủ tục hành chính đã quy định về cơ chế "một cửa tại chỗ". 

Theo đó, các cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong quá trình thẩm định, xem dự án có đáp ứng điều kiện ưu đãi hay không. Nếu có thì ghi nhận ưu đãi đầu tư vào giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư khi cấp, như đã quy định tại Luật đầu tư năm 2014.

Đặc biệt, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ được quy định cả việc: "Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế...". Cái này nên phân cấp cho cấp tỉnh.

Vì theo quy định hiện hành, trước khi thành lập, khu công nghiệp phải có trong danh mục quy hoạch khu công nghiệp VN được Thủ tướng phê duyệt và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia...

Do đó không cần thiết thực hiện thủ tục xin Thủ tướng phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư một lần nữa.

Quy trình dài, mất cơ hội đầu tư

Quy trình trình Thủ tướng thẩm định dự án phải thông qua rất nhiều bộ, ngành có liên quan trong thời hạn 40 ngày như dự thảo quy định. Nhưng thực tế kéo dài thời gian hơn rất nhiều để hoàn tất thủ tục thẩm định, tốn kém chi phí, mất cơ hội kinh doanh.

Điển hình như các dự án đầu tư vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích quốc gia đã được phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng tỉnh/thành.

Nếu trong dự án này có một phần diện tích đất lúa thì buộc phải thực hiện các thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích sử dụng khác.

Trên 10ha phải xin chủ trương của Thủ tướng, cho nên nhiều dự án bị chậm tiến độ dù các vùng đất này thực tế người dân đã không còn trồng lúa nữa.

Bó buộc, đẩy lên Thủ tướng quá nhiều việc trong dự thảo Luật đầu tư Bó buộc, đẩy lên Thủ tướng quá nhiều việc trong dự thảo Luật đầu tư

TTO - Nhiều ý kiến giật mình trước dự thảo Luật đầu tư sửa đổi được Quốc hội thảo luận ngày 26-5. Ông Võ Quốc Thắng, chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group, đưa ra hàng loạt điểm cần xem xét kỹ lại để tăng tính hấp dẫn thu hút đầu tư của Việt Nam.

VÕ QUỐC THẮNG (chủ tịch Đồng Tâm Group)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp