Tư duy quản trị bằng công nghệ
Công bố đã triển khai ứng dụng hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam, tập đoàn Điện lực Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Vietsovpetro đều cho rằng các DN nên xem ERP như là giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu; đồng thời giảm thiểu rủi ro nguy cơ thiệt hại kinh tế do các số liệu, dữ liệu kinh doanh được cập nhật kịp thời, công khai, minh bạch tài chính.
Từ góc nhìn của một người trong cuộc, ông Cao Tiến Vị, tổng giám đốc ty Cổ phần Giấy Sài Gòn sau khi đưa vào áp dụng hệ thống phần mềm quản trị hoạt động sản xuất chạy trên công nghệ lưu trữ đám mây ERP đã rút ra nhiều kết luận.
Trong đó, điều quan trọng nhất của việc cải tiến nâng cấp quy trình quản trị sản xuất, kinh doanh chính là sự tác động trực tiếp đến chuỗi giá trị gia tăng. Từ khâu kế hoạch, mua hàng, tồn kho, khâu sản xuất, khâu giao hàng, nếu DN làm tốt những khâu này sẽ giảm được tồn kho, từ đó giảm chi phí sản xuất. Vì thế cần chiến lược đầu tư nghiêm túc cho công nghệ trong đó chú trọng đến hạ tầng mạng.
Là khách hàng của FPT Telecom, một ngân hàng có quy mô tại Việt Nam đã gia tăng đáng kể hiệu quả quản trị và tối ưu lợi nhuận nhờ vào quyết định đầu tư số "khôn ngoan" khác. Hiểu được rằng mảng dịch vụ bán lẻ được coi là chìa khóa cho sự tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay.
Sau quá trình chọn lựa tìm ra được đơn vị cung ứng mạnh nhanh, ổn định, ngân hàng này mở rộng các dịch vụ online banking như gửi tiết kiệm online, nộp tiền vào thẻ, trò chuyện trực tuyến với nhân viên hỗ trợ…vì theo họ, khách hàng không phải đi đến tận phòng giao dịch là lợi thế cạnh tranh lớn.
Ngân hàng dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư vào các dịch vụ điện toán đám mây, cá nhân hóa cho từng khách hàng dựa trên thói quen tiêu dùng, các dịch vụ tưởng như siêu thực nhờ vào nền tảng IoT và phân tích dữ liệu lớn (Big data).
Theo báo cáo của Research Nester, trong xu hướng công nghệ 4.0, thị trường IoT toàn cầu dự kiến đạt 724,2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023. Điều này cho thấy các DN trên thế giới cũng như tại Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư, áp dụng và thích ứng với những giải pháp công nghệ cao.
Cùng nhìn về tương lai
Đóng vai trò hỗ trợ trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhiều nhà mạng trong nước như FPT Telecom đã nhanh chân đón đầu, đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ để sẵn sàng đáp ứng xu hướng ứng dụng CNTT trên nền tảng IoT, "ảo hóa" một phần hay toàn bộ hệ thống của các DN.
Mới đây nhất, từ ngày 1-8, trên phạm vi toàn quốc, nhà mạng này sẽ thực hiện chương trình ưu đãi nâng băng thông, tăng tốc tốc độ truy cập mạng từ 33% đến gần 90% tùy mỗi gói cho những gói cước FTTH Fiber Business, Play, Public+, Silver, Gold và cao nhất là gói FTTH Diamond tăng gấp đội từ 80 Mbps lên150 Mbps.
Chương trình "Tăng tốc độ - Cước không đổi" cam kết giữ nguyên mức giá cước hằng tháng và hỗ trợ thay thế miễn phí thiết bị mới nếu thiết bị cũ không còn phù hợp. Quá trình nâng băng thông sẽ được diễn ra tự động, DN không cần thao tác gì thêm.
Như vậy, chỉ từ đầu năm đến nay, FPT Telecom đã hoàn tất hai đợt nâng băng thông cho các gói cước cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nói chung; chính thức trở thành nhà mạng sở hữu những gói cước với dung lượng cực khủng cực nhanh dành cho DN
Một công ty phần mềm tại Hà Nội sau khi khi sử dụng dịch vụ Internet cáp quang quyết định thuê thêm hệ thống máy chủ ảo HI Gio Cloud của FPT Telecom và chuyển toàn bộ hệ thống máy tính của nhân viên lập trình lên mây (cloud).
Đặc thù là lao động chất xám cộng với tài sản cố định chỉ là hệ thống máy vi tính, công ty tiết kiệm nhiều kinh phí cho việc đầu tư mua sắm, bảo trì nâng cấp các loại linh kiện lưu trữ dữ liệu vật lý.
Từ đó giảm giá thành sản phẩm dịch vụ, tăng sức cạnh trên trên thị trường. Đại diện công ty này cũng chia sẻ thêm việc chọn đồng bộ nhiều gói dịch vụ do một công ty cung cấp sẽ dễ dàng đồng bộ, hạn chế được nhiều chi phí phát sinh, tiết kiệm nhất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận