Phóng to |
Nhiều doanh nghiệp vẫn kêu về chuyện bị nhũng nhiễu, thủ tục hành chính chưa cải thiện nhiều - Ảnh: Thanh Đạm |
Chỉ số PCI năm 2013 dựa trên điều tra 8.093 doanh nghiệp dân doanh tại 63 tỉnh thành, 1.609 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo ông Đậu Anh Tuấn - trưởng ban pháp chế VCCI, nếu như năm 2012 không có tỉnh thành nào được số điểm “rất tốt” thì năm nay đã có bảy tỉnh thành đứng đầu đạt điểm này, miền Bắc chỉ có duy nhất Quảng Ninh nằm trong danh sách này. Năm tỉnh có vị trí cuối bảng đều ở phía Bắc, gồm Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng, Hòa Bình và “đội sổ” là Tuyên Quang.
Vẫn còn ưu đãi doanh nghiệp thân quen
Trả lời về trường hợp Hà Nội, GS Edmund Malesky, trưởng nhóm nghiên cứu PCI, cho rằng dù tăng 18 bậc lên vị trí 33 trong bảng xếp hạng, nhưng địa phương này cần cải thiện hơn nữa ở nhiều chỉ số.
Chẳng hạn, trong khi hầu hết các tỉnh thành khác đều cải thiện chỉ số về chi phí bôi trơn, chi phí không chính thức thì Hà Nội lại... tệ hơn.
Với chỉ số về “cạnh tranh bình đẳng” mới được bổ sung, trong khi Kiên Giang đứng đầu thì nhiều tỉnh thành lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương... bị đánh giá khá thấp. Nguyên nhân là do vẫn còn phân biệt đối xử, như ưu đãi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn, thân quen. Ngay Đà Nẵng đứng đầu PCI năm nay nhưng chỉ số này lại đứng thứ 27.
Đặc biệt, có tới 1/3 tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát khẳng định chính sự ưu đãi doanh nghiệp nhà nước là trở ngại cho hoạt động của họ! Hơn 41% doanh nghiệp dân doanh khẳng định “tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp khá phổ biến”. “Đây là thông điệp quan trọng, vì môi trường kinh doanh cần bình đẳng để doanh nghiệp nhỏ có cơ hội” - ông Đậu Anh Tuấn nói.
Thay đổi trong xếp hạng của 10 tỉnh, thành đứng đầu PCI 2013<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> | |||
STT |
Tỉnh, thành |
Xếp hạng năm 2013 |
Xếp hạng năm 2012 |
1 |
Ðà Nẵng |
1 |
12 |
2 |
Thừa Thiên - Huế |
2 |
30 |
3 |
Kiên Giang |
3 |
6 |
4 |
Quảng Ninh |
4 |
20 |
5 |
Ðồng Tháp |
5 |
1 |
6 |
Bến Tre |
6 |
26 |
7 |
Quảng Ngãi |
7 |
27 |
8 |
Thanh Hóa |
8 |
44 |
9 |
Cần Thơ |
9 |
14 |
10 |
TP.HCM |
10 |
13 |
20% doanh nghiệp FDI chuyển giá!
Trong khảo sát PCI năm 2013, nhóm nghiên cứu đã điều tra 1.609 doanh nghiệp FDI. Theo GS Edmund Malesky, kết quả đã lộ ra những điểm yếu của VN.
Tỉ lệ doanh nghiệp cho rằng VN tham nhũng ít hơn các nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar...) chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ từ 8,3-34%, đa số còn lại tin là VN tham nhũng nhiều hơn.
Các yếu tố khác như hạ tầng, dịch vụ hành chính công... của VN cũng bị đánh giá thấp hơn các thị trường mà VN đang phải cạnh tranh.
Với câu hỏi “Doanh nghiệp của bạn có nâng giá hàng hóa, dịch vụ mua nội bộ để giảm lợi nhuận sổ sách?”, kết quả cho thấy khoảng 20% doanh nghiệp FDI có chuyển giá! Tỉ lệ chuyển giá trong ngành tài chính, bảo hiểm... lên tới 90%, sản xuất linh kiện ôtô 51%, may mặc 36%...
Theo GS Edmund Malesky, chuyển giá không phải vấn đề chỉ ở VN và nó chỉ xấu khi nhằm mục đích giảm lợi nhuận tại một nước có thuế cao, tăng lợi nhuận ở nơi thuế thấp.
Ông Edmund Malesky cho biết chuyển giá tại VN phổ biến nhất ở ngành có nhiều tài sản vô hình (có công nghệ độc quyền) và điều đáng lưu ý là chính sách thuế có thể dự đoán càng tốt thì chuyển giá càng ít.
* GS Trần Ngọc Thơ(Đại học Kinh tế TP.HCM): TP.HCM tăng bậc vì các tỉnh tụt lại Tổng số điểm chung của TP.HCM trong bảng đánh giá năm 2013 là 61,19 điểm, bằng với số điểm của năm trước. Như vậy, việc TP.HCM tăng bậc chẳng qua là do các địa phương khác bị tụt lại. Trong một loạt chỉ số đánh giá quan trọng, có rất nhiều chỉ số TP.HCM có xu hướng không tăng, thậm chí còn giảm. Chẳng hạn, các chỉ số “gia nhập thị trường”, “minh bạch” đều giảm và đứng ở mức thấp. Đặc biệt với chỉ số “thể chế pháp lý”, dù đạt 4,95 điểm, cao hơn năm 2012, nhưng vẫn là mức điểm thấp nếu so với bậc thang điểm 10, tức là vẫn dưới trung bình. Đây là điểm mà lãnh đạo TP.HCM cần suy nghĩ lại vì hai năm liên tiếp chỉ số này đều dưới mức trung bình. Điều này cho thấy chúng ta cần có một sự thay đổi, mà chỉ có cấp lãnh đạo mới có thể can thiệp được. * Ông Trần Thọ(bí thư Thành ủy Đà Nẵng): Chủ động đối thoại với doanh nghiệp Sau khi bị tụt xuống hạng 12, trong năm vừa qua TP Đà Nẵng đã quyết tâm bằng mọi cách tập trung tạo ra những giải pháp mạnh hơn để khắc phục những hạn chế, chỉ đạo các sở ban ngành rà soát lại các khâu, các thủ tục có liên quan đến doanh nghiệp để tiến hành tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp. Lãnh đạo chủ chốt của TP cũng thường xuyên tiếp xúc đối thoại để lắng nghe những tâm tư, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải để có hướng giải quyết kịp thời giúp doanh nghiệp phát triển. * Ông Phan Ngọc Thọ(phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế): Cơ hội để kêu gọi các nhà đầu tư Đây là kết quả của hàng loạt yếu tố, từ sự nỗ lực của địa phương trong việc thực hiện các cam kết giải quyết những vướng mắc cho các doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư; công khai, minh bạch trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đối thoại với doanh nghiệp... Hi vọng đây là cơ hội để tỉnh kêu gọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ nghiên cứu để có những chính sách cởi mở hơn nữa về đầu tư, tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng... để giữ chân nhà đầu tư đang làm ăn trên địa bàn. * Ông Lê Minh Hoan (chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp): Sẽ cải thiện những việc chưa làm tốt Năm trước, Đồng Tháp đứng hạng 1, nhưng về điều hành chỉ thuộc nhóm tốt. Năm nay Đồng Tháp xếp hạng 5 nhưng về điều hành được xếp vào nhóm rất tốt là bước tiến chứ không phải thụt lùi, bởi mục tiêu của Đồng Tháp là phải tạo ra môi trường điều hành tốt hơn. Tuy nhiên, bảng xếp hạng cũng cho thấy nhiều địa phương đã có bước tiến rất mạnh mẽ. Đồng Tháp sẽ phân tích điểm nào mình làm tốt, điểm nào mình làm chưa tốt trong các chỉ số đánh giá để đưa ra giải pháp tốt hơn hoặc điều chỉnh cho phù hợp. * Ông Võ Thành Hạo(chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre): Những nỗ lực đã được ghi nhận Năm 2013, Bến Tre có nhiều cải cách trong việc tiếp nhận xử lý thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, như gom các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp về một mối là Trung tâm xúc tiến đầu tư. Từ đó doanh nghiệp chỉ cần liên hệ với trung tâm, sau đó mọi thủ tục khác sẽ do trung tâm phối hợp với các sở ngành liên quan để hoàn thành. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa hài lòng, UBND tỉnh sẽ tổ chức cuộc họp tháo gỡ khó khăn, trong đó các sở ngành sẽ cùng ngồi lại bàn bạc cách giải quyết. * Ông Nguyễn Văn Đọc(chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh): Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp Những năm qua Quảng Ninh luôn cố gắng tạo ra khác biệt, đột phá trong các lĩnh vực như lập quy hoạch kinh tế - xã hội với quan điểm quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt sẽ có nhà đầu tư tốt; đầu tư cơ sở hạ tầng; cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức đối thoại định kỳ, quán triệt phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận