07/10/2015 17:37 GMT+7

Doanh nghiệp trẻ làm gì trước TPP?

PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi (Đại học Quốc gia Hà Nội)
PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi (Đại học Quốc gia Hà Nội)

TTO - PGS. TS. Nguyễn Việt Khôi cho rằng thách thức lớn nhất chính là khả năng kết nối vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị của khối TPP.

PGS. TS. Nguyễn Việt Khôi 

 

Phải hiểu để nắm bắt

Muốn nắm bắt cơ hội đến từ TPP, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần có những hiểu biết nhất định về TPP, hiểu được những cam kết trong TPP, nắm được lộ trình TPP mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ để từ đó có những ý tưởng khởi nghiệp phù hợp và tận dụng được các ưu đãi mà TPP tạo ra.

Đối với các bạn trẻ khởi nghiệp, các bạn càng ngày càng giỏi hơn chúng tôi. Các bạn có thể tự nhận diện những thách thức liên quan tới mô hình khởi nghiệp của bạn.

Tôi thấy thách thức lớn nhất chính là khả năng kết nối vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị của khối TPP.

Đặc biệt, những rào cản vô hình về mặt ngôn ngữ, văn hoá, khả năng thích nghi, khả năng kiểm soát sự thay đổi, lòng can đảm đối mặt với thất bại sẽ là những biến số ảnh hưởng mạnh đến thành công của các bạn trẻ khởi nghiệp.

Cuối cùng, tôi cho rằng thách thức trước khi Việt Nam tham gia TPP luôn lớn hơn các thách thức sau khi Việt Nam tham gia TPP.

Nếu chúng ta làm hết khả năng và thoải sức bay bổng sự sáng tạo, thì chúng ta sẽ thành công trong sân chơi TPP.

Doanh nghiệp trẻ nên chọn gì?

Các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp có nhiều lựa chọn khác nhau. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua sản phẩm và dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng thấp như mở quán ăn, quán café, tiệm sửa chữa xe máy,…

Có những doanh nghiệp khởi nghiệp qua những sản phẩm và dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cao (viết phần mềm, viết ứng dụng, kết nối trực tuyến kiểu mô hình Uber: hay AirBnb - mô hình kết nối người có nhà với người có nhu cầu thuê ngắn hạn,..).

Có những doanh nghiệp sinh ra để phục vụ thị trường truyền thống, phục vụ thị trường nội địa nhưng cũng có những doanh nghiệp được sinh ra để phục vụ thị trường khu vực, thị trường toàn cầu, hoặc có những doanh nghiệp khởi nghiệp trên cơ sở các Hiệp định như TPP.

Cá nhân tôi không nghĩ TPP mang lại cơ hội công bằng cho tất cả các nhóm khởi nghiệp.

Theo tôi, TPP sẽ tạo cơ hội tốt hơn cho nhóm khởi nghiệp lựa chọn sản phẩm giá trị gia tăng cao, nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp phục vụ thị trường khu vực.

Các nhóm này thường được ra đời trên những ý tưởng mới lạ. Nhóm này tận dụng cơ sở hạ tầng công nghệ, hoặc thực hiện thương mại điện tử để khởi nghiệp.

Do đó, những ý tưởng khởi nghiệp cần phải được tôn trọng và bảo vệ. TPP với vấn đề sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử được đặt lên hàng đầu sẽ tạo ra miền đất hứa tuyệt vời cho các ý tưởng khởi nghiệp thăng hoa.

Tại sao?

Cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đến từ TPP là quy mô thị trường, sự đa dạng các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất với thuế suất ưu đãi, cơ hội hợp tác theo cả chiều dọc và chiều ngang, cơ hội gia nhập mạng lưới sản xuất khu vực, cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đang được điều hành bởi những người khổng lồ trong TPP.

Tôi tin con đường dẫn tới thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam không chỉ thông qua các hợp đồng OEM (Original Equipment Manufacturer - Nhà sản xuất thiết bị gốc) mà phải là các hợp đồng ODM (Original Design Manufacturer - Nhà sản xuất thiết kế gốc) có hàm lượng giá trị gia tăng nhiều.

PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp