25/10/2022 20:00 GMT+7

Doanh nghiệp toàn cầu hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm vị thế trong chuỗi cung ứng

THIÊN TƯỜNG
THIÊN TƯỜNG

Doanh nghiệp toàn cầu cũng cần thể hiện trách nhiệm xã hội trong việc hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp địa phương nâng tầm vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp toàn cầu hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm vị thế trong chuỗi cung ứng - Ảnh 1.

Phiên thảo luận hợp tác đa phương cải thiện sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu - Ảnh: SEV

Trách nhiệm của các doanh nghiệp đầu chuỗi

Ngày 19-10 vừa qua, đã diễn đàn đa phương MSF 2022 với chủ đề "Cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu cho Việt Nam: Hợp tác đa phương trong nâng cao năng lực và trách nhiệm tra soát" do Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung Việt Nam phối hợp tổ chức.

Diễn đàn đã ghi nhận từ phía các chuyên gia những đề xuất giải pháp cần thực hiện không chỉ từ phía các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp trong nước mà còn dành cho các doanh nghiệp toàn cầu đang đầu tư tại Việt Nam.

Tiến sĩ Kim Dong Soo, chuyên gia Viện Kinh tế công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc cho biết tại MSF 2022: "điều quan trọng nhất để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) là nâng cao năng lực cạnh tranh. Phương thức thường thấy hiện đang là thu hút các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam để thúc đẩy doanh nghiệp Việt cải thiện nội lực. Tuy nhiên, cách làm đó đặt doanh nghiệp Việt trong tình trạng chạy theo các doanh nghiệp lớn hơn và gây khó cho doanh nghiệp."

Theo chuyên gia, Việt Nam cần tìm cách để có thể tận dụng được năng lực cạnh tranh công nghiệp từ các doanh nghiệp ưu tú có tại Việt Nam, được chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc cung cấp, trực tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài thì điều quan trọng là cần hấp thụ công nghệ, năng lực một cách nhanh chóng từ những doanh nghiệp đầu chuỗi để nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước. 

Các doanh nghiệp Việt cần tìm ra những đối tác chiến lược, có chung chí hướng để cùng phát triển. Ở điểm này, ông nhấn mạnh thêm rằng các doanh nghiệp toàn cầu cũng cần thể hiện trách nhiệm xã hội của mình trong việc hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp địa phương. 

Điều đó có thể coi là một phần nằm trong chính sách liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp toàn cầu. Ông lấy dẫn chứng về trường hợp của Samsung khi hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh, công nghệ, đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam.

"Tất cả những nỗ lực đó của Samsung cần được mở rộng sang các doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam", Tiến sĩ Kim Dong Soo nhấn mạnh.

Câu chuyện của Samsung và triết lý "Đồng thịnh vượng" tại Việt Nam

Được kỳ vọng đóng vai trò như một doanh nghiệp "đầu tàu", vừa là người đặt hàng, vừa là người tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, và quan trọng hơn nữa là sẽ "kéo" các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cùng phát triển, câu chuyện của Samsung cùng triết lý "Đồng thịnh vượng" được coi là một điểm nhấn quan trọng tại Diễn đàn đa phương MSF2022.

Doanh nghiệp toàn cầu hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm vị thế trong chuỗi cung ứng - Ảnh 2.

Ông Choi Joo Ho -Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam phát biểu tại sự kiện - Ảnh: SEV

Ông Choi Kyoung Soo, Tổng Giám đốc Trung tâm Mua hàng Samsung Việt Nam cho biết Samsung đã và đang phối hợp cùng Bộ Công Thương nhằm địa phương hóa chuỗi cung ứng của Samsung tại Việt Nam. 

Từ giai đoạn năm 2015, Samsung đã xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp phụ trợ thông qua hoạt động cử chuyên gia hàng đầu của Samsung tới tư vấn cải tiến cho các doanh nghiệp và mở các triển lãm công nghiệp phụ trợ giới thiệu các phụ kiện mà Samsung cần nhà cung cấp tại Việt Nam. 

Sang giai đoạn hai, Samsung tiến hành đào tạo các chuyên gia tư vấn người Việt để có thể đưa việc tư vấn cải tiến tới nhiều doanh nghiệp Việt Nam hơn. Giai đoạn thứ ba, Samsung hướng dẫn các doanh nghiệp cải tiến theo hướng áp dụng mô hình nhà máy thông minh. Samsung không ngại chia sẻ bí quyết thành công với doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu bởi điều đó là hiện thực hóa triết lý Đồng thịnh vượng - một triết lý kinh doanh cốt lõi của Samsung.

"Samsung mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn toàn cầu trên mọi quy trình như nghiên cứu, sản xuất… để từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng không chỉ của Samsung mà cả mạng cung ứng toàn cầu", ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, nhấn mạnh.

Kết quả của những nỗ lực từ Samsung là số lượng doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1 và cấp 2 đã gia tăng đáng kể. So với chỉ 4 doanh nghiệp cấp 1 vào năm 2014, tính đến năm 2022 tổng số nhà cung cấp là doanh nghiệp Việt bao gồm cả cấp 1 và cấp 2 của Samsung là 250 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp cấp 1 là 52 doanh nghiệp.

THIÊN TƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp