08/06/2024 09:30 GMT+7

Doanh nghiệp 'tận dụng' thành quả thanh toán không tiền mặt

Các hình thức thanh toán không tiền mặt đang chiếm cảm tình người tiêu dùng. Với các doanh nghiệp, hình thức thanh toán này còn được tiếp cận như một giải pháp tối ưu trong quản lý chi tiêu doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh.

“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng công nghệ thanh toán không tiền mặt để tối ưu hóa quản lý tài chính và tăng tính bảo mật - Ảnh: QUANG ĐỊNH

“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng công nghệ thanh toán không tiền mặt để tối ưu hóa quản lý tài chính và tăng tính bảo mật - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đặc biệt, cùng với hỗ trợ của công nghệ, thanh toán không tiền mặt giúp quá trình trải nghiệm liền mạch, tăng tính bảo mật, an toàn trong quá trình chuyển đổi số.

Quản lý chi tiêu minh bạch hơn

Với tính chất công việc phụ trách vận hành cho một văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, chị Quỳnh Anh (ngụ TP.HCM) cho biết chị được công ty giao một chiếc thẻ tín dụng để thanh toán các khoản chi tiêu từ đăng quảng cáo trên mạng xã hội đến mua văn phòng phẩm, tài liệu...

Ngoài ra, chị cũng dùng thẻ chi trả thêm các khoản mua sắm đột xuất trong những chuyến đi từ thiện của văn phòng.

"Chúng tôi được kế toán quy định chỉ mua sắm ở một vài siêu thị lớn, có chứng từ cũng như một số địa điểm cụ thể.

Trước đây phải đưa hóa đơn nhưng hiện nay toàn bộ chi tiêu này được tích hợp vào một phần mềm quản lý nội bộ, rất tiện lợi cho quyết toán cuối kỳ", chị Quỳnh Anh cho biết.

Xu hướng sử dụng thẻ tín dụng hay tài khoản doanh nghiệp để chi trả các hoạt động mua sắm, tiêu dùng doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn trong vận hành hiện nay.

Nhiều doanh nghiệp còn sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt như một giải pháp cho phép họ kiểm soát chi tiêu và đánh giá hiệu quả các khoản chi. Đặc biệt, khi các giao dịch trực tuyến đang ngày càng quan trọng trong hoạt động vận hành của một doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Anh Đức, tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết nhóm khách hàng doanh nghiệp tại hệ thống là rất quan trọng và có nhiều đơn vị là đối tác lớn.

Nhiều doanh nghiệp chọn mua sắm hàng thực phẩm, đồ dùng văn phòng phẩm hay mua sắm cho những đợt quan trọng như công tác tình nguyện, xã hội... với giá trị đơn hàng lớn.

"Mặc dù theo quy định, các đơn hàng từ 20 triệu đồng trở lên buộc phải thanh toán chuyển khoản, không dùng tiền mặt, nhưng ngay cả mua sắm hàng hóa cơ bản các thanh toán này cũng được chọn hình thức cà thẻ, chuyển khoản chứ sử dụng tiền mặt rất hiếm.

Giám sát chi tiêu thông qua lịch sử tín dụng này cung cấp thông tin các khoản chi và mức chi tiêu rõ ràng hơn", ông Anh Đức nhận định.

Xu hướng tích hợp thanh toán không tiền mặt

Ông Gareth Parrington, trưởng bộ phận giải pháp doanh nghiệp và thanh toán, Visa khu vực Đông Nam Á, cho biết quan sát cách chi tiêu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần đây thì thấy đa phần xem thanh toán không tiền mặt không chỉ về góc cạnh tiện lợi mà họ muốn thực hiện điều này một cách liền mạch, an toàn và đáng tin cậy.

Vì vậy, khi triển khai một dịch vụ mới nào đó, Visa cũng sẽ xem xét các giải pháp có thể mang lại cho họ, cả việc thanh toán và nhận thanh toán.

Chẳng hạn gần đây, nhiều doanh nghiệp nhỏ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến, quảng bá qua các kênh xã hội, bán hàng qua mạng xã hội... để tăng tính cạnh tranh trong môi trường trực tuyến. Và lịch sử tín dụng đó sẽ giúp họ đánh giá các khoản chi cùng hiệu quả sử dụng.

Không những vậy, nhờ đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng mang các bên liên quan trong hệ sinh thái lại với nhau để tạo ra các giải pháp quản trị hiệu quả.

Xu hướng mà chúng ta thấy đang bắt đầu ở các nước là khái niệm "cửa hàng một điểm đến" cho doanh nghiệp.

Giải thích về xu hướng tích hợp này, ông Gareth Parrington cho biết thông thường một doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận như tài chính, nhân sự, quản lý tồn kho hay tất cả các hệ thống khác nhau mà họ cần quản lý sẽ có nền tảng khác nhau.

Và thị trường bắt đầu thấy sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp giải pháp toàn diện, tích hợp thanh toán vào hệ thống này.

"Chúng tôi đã thảo luận về việc kết nối các hệ sinh thái để các doanh nghiệp nhỏ có thể đến một nền tảng, điều hành hoạt động kinh doanh và kế toán một phần quan trọng của cầu nối đó. Không hiếm doanh nghiệp nhỏ có 5-6 nhân viên làm nhiệm vụ chi tiêu sẽ cần cơ chế kiểm soát hiệu quả.

Các ông chủ tìm kiếm giải pháp minh bạch cho nhân viên chi tiêu tiện lợi và hiệu quả. Đây là nơi Visa can thiệp bằng cách cung cấp thẻ với các kiểm soát nghiêm ngặt về địa điểm thanh toán và cách sử dụng", ông Gareth Parrington giải thích.

Với các công cụ thanh toán không tiền mặt, các doanh nghiệp sẽ kiểm soát và giới hạn các nội dung, khoản chi, mức chi để đảm bảo không bị thất thoát, an toàn và bảo mật.

Trong tình huống đó, nhà cung cấp thẻ sẽ chia sẻ những dữ liệu, lịch sử chi tiêu để các doanh nghiệp có được sự rõ ràng về mô hình chi tiêu của mình và có thể đảm bảo việc sử dụng đúng cách. Cách thức này cũng đảm bảo dòng tiền diễn ra một cách liền mạch kể cả kế toán, tạo hóa đơn và thanh toán.

Ông Nguyễn Anh Đức cho biết, với tư cách nhà bán lẻ, doanh nghiệp cũng nhận thấy nhiều sự thú vị về sự đổi mới quan trọng tiềm năng trong tiêu dùng kỹ thuật số như thanh toán online (click to pay), thẻ linh hoạt, trả góp...

Không những vậy, dựa trên lịch sử thanh toán, các nhà bán lẻ cũng có thể khai thác hiểu biết và chuyên môn về thị trường, từ đó để thiết kế và phát triển các chương trình khuyến mãi thương mại phù hợp.

Đại diện của Mastercard Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết nhận thấy cơ hội này từ sự phát triển của hình thức thanh toán không tiền mặt, họ đang mở rộng việc cung cấp các giải pháp toàn diện cho khách hàng bằng cách sử dụng sức mạnh của dữ liệu tổng hợp và ẩn danh, cũng như những nền tảng phần mềm cung cấp thông tin nghiên cứu sâu hơn về lịch sử tín dụng.

Từ đó, giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định kinh doanh thông minh và hiệu quả hơn.

Năm ngoái, Mastercard ra mắt Element để triển khai các mô hình dự đoán và thông tin tổng hợp nghiên cứu sâu về xu hướng và hành vi chi tiêu của người tiêu dùng giúp doanh nghiệp tăng cường trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng trên các kênh kỹ thuật số.

Tập trung giải quyết vấn đề an toàn, bảo mật cho thanh toán không dùng tiền mặtTập trung giải quyết vấn đề an toàn, bảo mật cho thanh toán không dùng tiền mặt

Đó là một trong những nội dung quan trọng của chương trình "Ngày không tiền mặt" năm 2024 được đưa ra tại họp báo "Thúc đẩy phát triển thanh toán không tiền mặt an toàn", tổ chức chiều 28-5.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp