13/11/2023 21:26 GMT+7

Doanh nghiệp phương Tây rời đi, doanh nhân Nga mua lại giá hời

Nhờ áp lực của các lệnh trừng phạt, giới doanh nhân tại Nga đã mua lại nhiều doanh nghiệp phương Tây với giá rẻ, tạo nên một làn sóng kinh doanh mới có lợi cho nền kinh tế Nga.

Nhiều người xếp hàng tại chuỗi Vkusno i Tochka vào tháng 6-2022 - Ảnh: REUTERS

Nhiều người xếp hàng tại chuỗi Vkusno i Tochka vào tháng 6-2022 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Bloomberg, doanh nhân tại Nga đang lấp đầy các khoảng trống mà các công ty quốc tế khi rời đi bỏ lại và họ cũng mua được các công ty này với giá hời.

Kể từ khi chiến tranh Ukraine bùng nổ, các ông lớn quốc tế đã phải rời Nga vì áp lực từ lệnh trừng phạt, có thể kể đến như chuỗi thức ăn nhanh McDonald's (Mỹ), Công ty bao bì Ball (Mỹ), Công ty hóa chất Henkel (Đức)...

Theo ước tính của AK&M - công ty chuyên thông tin và phân tích có trụ sở tại Nga, tính từ năm 2022 đến tháng 6-2023, số tiền từ việc nhiều doanh nghiệp phương Tây bán mảng kinh doanh của mình tại Nga đạt ít nhất 21 tỉ USD.

Cũng theo AK&M, thế hệ doanh nhân mới của Nga hiện chưa được biết đến nhiều ở nước ngoài và cũng chưa nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU).

Theo đó, Tập đoàn Arnest (Nga) đã mua lại Công ty Ball với giá 530 triệu USD vào tháng 9-2022.

Gần nhất vào tháng 8-2023, Arnest cũng đã mua lại 100% cổ phần của Heineken tại Nga với giá tượng trưng chỉ 1 euro.

Đối với trường hợp của McDonald's, doanh nhân Aleksandr Govor đã mua lại 850 nhà hàng của chuỗi này tại Nga và đổi tên thành "Vkusno i Tochka" (Ngon, thế thôi!).

Tháng 6-2023, chuỗi Ngon, thế thôi! đã thành công hơn bản gốc, khi ghi nhận hơn 500 triệu lượt khách đến dùng bữa trong 12 tháng.

Giới doanh nhân Nga cũng hưởng lợi từ sự "buộc phải rời đi" của các doanh nghiệp phương Tây. Tỉ phú Vladimir Potanin năm 2022 đã mua lại Rosbank từ Tập đoàn Societe Generale của Pháp. Nhân vật giàu nhất nước Nga này nằm trong danh sách các cá nhân bị Mỹ và Anh trừng phạt vào tháng 12-2022.

Theo nhận định của Đài RT, việc rời đi của doanh nghiệp đa quốc gia được kỳ vọng sẽ khiến nền kinh tế Nga suy yếu. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, thực tế hiện nay lại tạo điều kiện cho một làn sóng doanh nhân Nga mới.

Theo luật hiện hành cho việc thoái vốn, các doanh nghiệp khi rời Nga sẽ buộc phải bán tài sản của mình với mức giảm 50%. Các công ty này cũng phải được Chính phủ Nga cho phép bán và nộp một khoản lên tới 10% một nửa giá trị tài sản cho ngân sách Nga.

Nga dùng hành lang bí mật để lách lệnh trừng phạt?Nga dùng hành lang bí mật để lách lệnh trừng phạt?

Xuyên qua các quốc gia Trung Á và Caspi là một hành lang bí mật được cho là giúp Nga lách các lệnh trừng phạt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp