08/03/2023 09:46 GMT+7

Doanh nghiệp nước ngoài kêu giấy phép lao động

Trước đây từng có thảo luận tỉ phú Bill Gates cũng khó được cấp phép lao động tại Việt Nam vì không có bằng đại học. Ngày 7-3, hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) với chính quyền TP.HCM cũng xuất hiện vướng mắc gần như vậy.

Doanh nghiệp nước ngoài đặt câu hỏi tại buổi đối thoại - Ảnh: N.BÌNH

Doanh nghiệp nước ngoài đặt câu hỏi tại buổi đối thoại - Ảnh: N.BÌNH

Bà Đặng Tuyết Vinh, trưởng phòng chính sách EuroCham, cho biết trong 72 câu hỏi liên quan đến việc xin giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì câu hỏi phổ biến nhất là về thời gian làm thủ tục để có được giấy phép lao động kéo dài.

Theo bà Vinh, quy định là cơ quan lao động sẽ xem xét hồ sơ cho bước giải trình nhu cầu sử dụng và trả kết quả trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình và 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. 

Tuy nhiên, theo báo cáo từ các doanh nghiệp, thực tế cần hai tháng rưỡi để hoàn tất thủ tục và đươc cấp giấy phép lao động, cá biệt vài công ty mất đến 4 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do cổng thông tin hoạt động không hiệu quả, nhiều hồ sơ đã đăng tải lên nhưng bị thất lạc, thời gian xem xét kéo dài...

Ngoài ra, quy định mới chuyên gia nước ngoài phải có bằng cấp "phù hợp" với công việc tại Việt Nam cũng đang gây khó khăn. Theo quy định mới, một trong các giấy tờ cần nộp cho vị trí chuyên gia đó là bằng đại học và giấy xác nhận ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo. Rất nhiều chuyên gia nước ngoài ở các doanh nghiệp FDI mặc dù đã làm tại Việt Nam nhiều năm (có thể tới 10 năm hoặc hơn) mà thực tế không thể còn giữ bằng đại học vẫn không thể lấy xác nhận.

Đại diện EuroCham kiến nghị rút cần rút ngắn thời gian cấp giấy phép lao động và có các hướng dẫn cụ thể, thống nhất để tránh việc sửa hồ sơ nhiều lần, thành phần hồ sơ cũng cần đơn giản hóa. Về bằng cấp chuyên gia, nơi này đề xuất linh động cho phép doanh nghiệp nộp giấy phép lao động cũ đã cấp trước đây của chuyên gia để làm bằng chứng thỏa điều kiện. Chuyên môn, kinh nghiệm của các chuyên gia người nước ngoài không nên khó khăn, phức tạp quá mức cần thiết...

Ông Nguyễn Văn Lâm, phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP.HCM, cho rằng người lao động nước ngoài phải có sự chuẩn bị trước hồ sơ, tài liệu của cá nhân trước khi vào Việt Nam.

Từ tháng 3-2023, TP đã rút ngắn thời gian giải quyết, trong đó báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài giảm từ 10 xuống còn 7 ngày làm việc. Thời gian cấp phép lao động mới từ 7 ngày còn 5 ngày...

Ông Lâm cũng cho biết hiện sở đang tiếp tục rà soát và đề xuất rút ngắn thời gian giải quyết hai thủ tục: gia hạn giấy phép lao động và xác nhận người nước ngoài thuộc diện cấp phép lao động (từ 5 ngày làm việc xuống 3 ngày làm việc).

Theo ông Jean Jacques Bouflet - phó chủ tịch EuroCham, hiệp định FTA EU - Việt Nam đã thúc đẩy dòng vốn châu Âu vào Việt Nam nhờ các khung pháp lý hiệu quả. Nhưng các khoản đầu tư này sẽ khó có kết quả tốt nếu việc cấp giấy phép lao động không thuận lợi.

Doanh nghiệp ngược xuôi tìm lao động mới sau TếtDoanh nghiệp ngược xuôi tìm lao động mới sau Tết

Sau Tết Nguyên đán, trái ngược với nhiều doanh nghiệp phải vật lộn với đơn hàng, nhiều đơn vị phía Bắc tăng tuyển dụng bù đắp nhân sự thiếu hụt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp