09/09/2020 09:38 GMT+7

Doanh nghiệp Nhật 'xếp hàng' xin trợ cấp chính phủ để rời Trung Quốc

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Ngày một nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tìm đến gói trợ cấp của chính phủ để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, cũng như di dời chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc và về nước.

Doanh nghiệp Nhật xếp hàng xin trợ cấp chính phủ để rời Trung Quốc - Ảnh 1.

Một nhà máy dệt may tại Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc. Trong vòng xét duyệt đầu tiên, rất nhiều công ty may mặc đã nộp đơn xin trợ cấp từ Chính phủ Nhật Bản - Ảnh: REUTERS

Chương trình khuyến khích sản xuất nội địa của Nhật Bản trị giá 220 tỉ yen, khoảng 2,07 tỉ USD. Trong vòng xét duyệt đầu tiên kết thúc hồi tháng 6, Chính phủ Nhật đã phê duyệt 57 dự án trong số 90 đơn đăng ký với tổng giá trị hỗ trợ 57,4 tỉ yen (540 triệu USD).

Đến vòng xét duyệt thứ 2 kết thúc vào tháng 7, số đơn đăng ký Nhật Bản nhận được đã tăng vọt lên 1.670. Toàn bộ số đơn đăng ký này có tổng trị giá khoảng 1.760 tỉ yen (16,62 tỉ USD), cao gấp 11 lần so với phần còn lại của ngân sách cho chương trình hỗ trợ. 

Những doanh nghiệp được chọn sẽ được công bố trong tháng 10 sau khi các chuyên gia xét duyệt.

Theo Nikkei Asian Review, dù Chính phủ Nhật không có kế hoạch đổ thêm tiền cho chương trình hỗ trợ này, nhưng một số ứng viên đang chờ đợi kế nhiệm Thủ tướng Abe Shinzo đã nhắc đến các kế hoạch hỗ trợ để đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Khoảng 30 doanh nghiệp Nhật Bản đã được phê duyệt trong một chương trình trị giá 23,5 tỉ yen (220 triệu USD) riêng biệt để chuyển chuỗi sản xuất tới Đông Nam Á.

Nguồn hỗ trợ của Chính phủ Nhật được áp dụng đối với những hàng hóa quan trọng đối với công tác y tế, hoặc được sản xuất phần lớn tại một số quốc gia cụ thể. Phần lớn trong số các dự án được phê duyệt có liên quan đến sản phẩm dược và khẩu trang.

Trợ cấp chính phủ sẽ hỗ trợ một phần chi phí di dời, cao nhất là khoảng 15 tỉ yen/dự án, tức 140 triệu USD/dự án.

Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng khoản hỗ trợ để di dời khỏi Trung Quốc và Ace Japan là một trong những doanh nghiệp nhận trợ cấp vòng đầu tiên. 

Hãng sản xuất nguyên liệu thuốc này sẽ bắt tay xây dựng xí nghiệp mới tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản để sản xuất các nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ Trung Quốc trước đây.

Tương tự, một doanh nghiệp khác là Iris Ohyama đã sử dụng nguồn hỗ trợ của chính phủ để sản xuất khẩu trang trong nước, chuyển khỏi các cơ sở tại Tô Châu và Đại Liên ở Trung Quốc.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

TTO - Thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh tham vọng, phù hợp với các chiến lược tái cấu trúc, dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp