10/03/2021 13:18 GMT+7

Doanh nghiệp muốn Chính phủ tiếp tục giảm thuế, tăng cường gói hỗ trợ

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) của khu vực kinh tế tư nhân đạt mức trung bình cao nhất và để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định, hoạt động tốt hơn sau đại dịch, họ cần được hỗ trợ giảm thuế, lãi suất tín dụng...

Doanh nghiệp muốn Chính phủ tiếp tục giảm thuế, tăng cường gói hỗ trợ - Ảnh 1.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân đã thể hiện rõ vai trò tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế nước nhà - Ảnh: N.BÌNH

Theo bảng xếp hạng FAST500 năm 2021 do Vietnam Report và báo Vietnamnet công bố ngày 10-3, trong giai đoạn đánh giá, tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) trung bình của Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) đạt 28,2%. 

Xét theo khu vực kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân đã thể hiện rõ vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế nước nhà, với mức CAGR trung bình lớn nhất: 29,2%, trong khi con số này ở khối doanh nghiệp FDI là 24,95% và doanh nghiệp nhà nước là 23%.

Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân cũng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam với tỉ lệ 83,2%, tạo ra khoảng 42% GDP, đóng góp 30% vào ngân sách nhà nước và thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. 

Trong khuôn khổ công bố Bảng xếp hạng FAST500 năm 2021, Vietnam Report cũng khảo sát các doanh nghiệp FAST500, theo đó có 5 thách thức và rào cản tăng trưởng lớn của doanh nghiệp FAST500 trong năm 2020, gồm tình hình dịch bệnh khó lường; nhu cầu thị trường biến động; chi phí đầu vào tăng; bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới và thủ tục hành chính phức tạp. 

Báo cáo nhận xét: trong nỗ lực chung tay cùng các bộ, ngành và Chính phủ chống dịch COVID-19 hiệu quả trong năm vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng như một "tấm đệm giảm sốc" cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh có những biến động khó lường.

Dù có nhiều đóng góp nhưng khối doanh nghiệp tư nhân cũng là nhóm dễ bị tổn thương trước dịch COVID-19. Sau một năm bị tác động, nhiều doanh nghiệp đã thận trọng hơn, có đến 81,8% doanh nghiệp cho biết chiến lược ưu tiên đầu tiên là xây dựng hệ thống quản trị rủi ro và lên các kịch bản kinh doanh trong năm 2021. 

Các doanh nghiệp FAST500 mong muốn trong năm nay Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm thuế, tăng cường các gói hỗ trợ và giảm lãi suất tín dụng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và hoạt động tốt hơn.

Khi được hỏi về kế hoạch dự kiến trong năm nay, có đến 86,4% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh và 13,6% doanh nghiệp sẽ giữ nguyên quy mô kinh doanh hiện tại. 

Doanh nghiệp ưu tiên chuyển đổi số

Một điểm nổi bật trong tốp chiến lược ưu tiên năm nay là 54,5% doanh nghiệp cho biết sẽ ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh.

Có đến 83,8% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ hiểu rõ về viễn cảnh tương lai của ngành và doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

Đa phần các doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào an ninh mạng, các phần mềm quản lý nguồn lực và quản lý khách hàng, điện toán đám mây và dữ liệu lớn.

Về những ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt trong khoảng 3 năm tiếp theo, tốp 7 ngành được nhiều doanh nghiệp FAST500 đánh giá tiềm năng nhất là: công nghệ thông tin/viễn thông, công nghiệp sạch, dược phẩm/y tế, vận tải/logistics, điện/năng lượng, bất động sản/xây dựng và nông nghiệp sạch.

Thủ tướng: Muốn đất nước vẻ vang phải có những doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh Thủ tướng: Muốn đất nước vẻ vang phải có những doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh

TTO - Chiều 6-3, tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề 'Đối thoại 2045'.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp