Sáng 6-6, Hiệp hội logistics TP.HCM (HLA) tổ chức cuộc gặp chia sẻ chủ đề tìm hiểu về ChatGPT & Ứng dụng doanh nghiệp logisitics.
Theo các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh logistics trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều thách thức, dự báo khó khăn còn kéo dài đến năm 2025. Lượng hàng xuất, nhập khẩu giảm, nguồn cung tàu được "bơm" ra thị trường nhiều khiến giá cước vận tải biển lao dốc.
Ông Nguyễn Hoài Chung - giám đốc điều hành Sàn giao dịch logistics quốc tế Phaata - dự báo khả năng "dowtrend" (xu hướng giảm của giá cổ phiếu trong thị trường chứng khoán - PV) còn khoảng hai năm nữa, phải đến năm 2025 mới ổn định. Do đó, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động công ty để tối ưu chi phí, trong đó nhắm đến công nghệ ChatGPT.
Ông Nguyễn Hoài Chung cho rằng sẽ có nhiều lợi ích ứng dụng ChatGPT dành cho doanh nghiệp logistics. Riêng về mảng dịch vụ sẽ phục vụ khách hàng 24/7, có thể trả lời 100 người cùng lúc với nhiều loại ngôn nhữ khác nhau giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công suất...
Chị Ngọc, đại diện một công ty logistics, góp ý khai thác ChatGPT sẽ giúp doanh nghiệp trao đổi nhanh với khách hàng trong thời gian ngắn. Dù vậy, chị Ngọc khẳng định ChatGPT không hoàn toàn thay thế nhân viên phụ trách chuyên về lĩnh vực.
Vẫn có nhiều "mẹo" để ghép lại những thông tin của ChatGPT trả lời về quảng cáo, sau đó sắp xếp lại liền mạch, hợp lý sẽ cô đọng, súc tích, tiết kiệm thời gian hơn.
Dù khẳng định ChatGPT có nhiều lợi ích, song nhiều doanh nghiệp vẫn lo ngại về khả năng cung cấp dữ liệu chưa chính xác. Do đó, doanh nghiệp vẫn cần kiểm tra, đánh giá lại thông tin.
Theo ông Chung, để ChatGPT hoạt động hiệu quả, với kinh nghiệm của ông, doanh nghiệp phải số hóa số liệu nhất định, số hóa càng phong phú thì ChatGPT sẽ hỗ trợ cung cấp lợi ích nhiều hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận