06/12/2023 18:19 GMT+7

Doanh nghiệp logistics có một năm kinh doanh đầy biến động

Bất ổn chính trị, lạm phát tăng cao... đã đánh dấu mốc chấm dứt thời kỳ tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Và các yếu tố này có tác động nhanh nhất tới doanh nghiệp logistics.

Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp logistics 9 tháng đầu năm 2023 - Nguồn: Vietnam Report

Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp logistics 9 tháng đầu năm 2023 - Nguồn: Vietnam Report

Trong công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2023 ngày 6-12, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã đưa ra bức tranh kinh tế ngành logistics năm 2023.

Theo khảo sát của Vietnam Report, phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong năm qua đều ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm. Đáng chú ý, trong số 66,7% số doanh nghiệp suy giảm lợi nhuận, có tới 40% số doanh nghiệp cho biết có mức sụt giảm đáng kể.

Yếu tố chi phí của doanh nghiệp logistics ghi nhận nhiều điểm sáng khi có tới 60% doanh nghiệp có tổng chi phí giảm.

Lý giải cho mức sụt giảm này, các chuyên gia cho rằng ngành logistics gắn liền với các hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa trong nước và thế giới. Những yếu tố bất lợi cho nền kinh tế hiện hữu như bất ổn chính trị, lạm phát tăng cao... đã đánh dấu mốc chấm dứt thời kỳ tăng trưởng nóng, nền kinh tế khó tránh khỏi tăng trưởng chững lại.

Đây là yếu tố tiêu cực có tác động nhanh nhất tới doanh nghiệp logistics, nhất là các doanh nghiệp phục vụ hoạt động logistics quốc tế.

Trong ngành, cuộc cạnh tranh về giá lẫn dịch vụ diễn ra gay gắt khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường với mục tiêu chiếm lĩnh, sẵn sàng lỗ 3 đến 5 năm để giành được thị phần.

Ngoài ra, với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử - nơi đem đến số đơn hàng ngày càng nhiều cho ngành logistics, các doanh nghiệp này mở rộng hệ sinh thái, tham gia vào thị trường logistics, tự chủ hoạt động giao hàng của doanh nghiệp.

Trong một năm đầy biến động đó, sự phát triển thương mại điện tử và nhu cầu vận chuyển nhanh hơn đang làm thay đổi cấu trúc hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp logistics nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong mảng giao hàng chặng cuối nói riêng buộc phải thực hiện các chuyến hàng nhỏ thường xuyên hơn.

Điều này là do các doanh nghiệp không có thời gian chờ đợi cho đến khi họ có đủ đơn đặt hàng để lấp đầy toàn bộ trọng tải phương tiện vận chuyển. Giải pháp cho nhu cầu này là nhiều đơn hàng nhỏ hơn từ nhiều đơn vị khác nhau được đặt trên một hãng vận chuyển. Cách thức này nhằm lấp đầy tải trọng của phương tiện vận chuyển với nhiều điểm dừng giao hàng.

Theo chia sẻ của lãnh đạo một số doanh nghiệp trong ngành, giải pháp này đem lại nhiều lợi ích về chi phí, đồng thời giảm đáng kể tác động tới môi trường và đang được họ ứng dụng rộng rãi.

Để gia nhập và duy trì cuộc chơi, các doanh nghiệp cần đảm bảo phương tiện cần đạt được mức tải tối đa, tối ưu chi phí và tận dụng lợi thế theo quy mô.

Thách thức trên cũng đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp về tối ưu vận hành, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tự động hóa và chuyển đổi số - điều này càng khó khăn hơn đối với doanh nghiệp logistics nhỏ, không có đủ tiềm lực về cả tài chính và con người.

Giảm chi phí logistics nhờ công nghệGiảm chi phí logistics nhờ công nghệ

Chuyển hàng từ Trung Quốc về TP.HCM còn rẻ và nhanh hơn chuyển trong nước đang tạo áp lực cạnh tranh mạnh. Nhiều doanh nghiệp Việt đang đầu tư ồ ạt vào công nghệ để tạo ra khác biệt lớn nhằm kéo giảm chi phí logistics.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp