26/05/2020 19:47 GMT+7

Doanh nghiệp e ngại cải cách thủ tục hành chính khó vì động chạm lợi ích

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Đại diện hiệp hội và chuyên gia cho rằng việc cải cách thủ tục hành chính cần triển khai mạnh mẽ hơn nữa bởi những ràng buộc về lợi ích khiến cải cách khó khăn.

Doanh nghiệp e ngại cải cách thủ tục hành chính khó vì động chạm lợi ích - Ảnh 1.

Hội nghị hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính chiều 26-5. Ảnh: Chinhphu.vn

Đó là những chia sẻ tại Hội nghị hiến kế cải cách cơ chế chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19 do Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức chiều 26-5.

Ông Tô Hoài Nam - phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - cho rằng cần tập trung cải cách thủ tục hành chính dù có thể động chạm đến quyền lợi nhiều người, nhất là cán bộ công chức.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, cho rằng doanh nghiệp bị tác động bởi dịch COVID-19 nên rất khó khăn, đặc biệt những ngành nghề như nông nghiệp, phụ trợ nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, dệt may, da giày, sản xuất giấy, gỗ, thép, khoáng sản, dầu thô, du lịch, vận tải, bán lẻ, tài chính ngân hàng, kinh doanh bất động sản…

Vì thế, để giảm chi phí, đặc biệt trong cải cách thủ tục hành chính, ông Lực lưu ý đến chi phí mất cơ hội, chi phí xin cho bởi rào cản lớn nhất hiện nay là thiếu quyết tâm của người lãnh đạo, nhất là người đứng đầu; đụng chạm tới lợi ích nhóm, nhiều bộ ngành và địa phương muốn giữ lại vì đó là lợi ích; lo ngại thả ra không quản lý được…

Trong bối cảnh dịch COVID-19, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, an ninh lương thực, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội.

Đồng thời, tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và chuyển đổi phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng điện tử hóa, phi giấy tờ. Đặc biệt, Cổng dịch vụ công quốc gia, sau 5 tháng hoạt động, đã tích hợp, cung cấp 408 dịch vụ công trực tuyến.

Do đó, ông mong muốn ghi nhận ý kiến thực tiễn từ cộng đồng doanh nghiệp để tiếp tục tiến trình cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và tổ chức thực thi một cách hiệu quả, sớm đưa những kết quả cải cách đi vào cuộc sống.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Kim Hùng, chủ tịch Tập đoàn Kim Nam, cho rằng hiện chưa có bộ tiêu chuẩn quản trị chi tiết cho hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và SME.

Do đó, ông Hùng đề nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành bộ tiêu chuẩn này, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia để giúp cộng đồng nhận diện điểm yếu, thiếu, tăng năng lực quản trị và minh bạch.

Đặc biệt, vốn đang là bài toán nan giải nên cần tạo cơ chế để giúp tổ chức cá nhân và doanh nghiệp tham gia thị trường kết nối vốn, sử dụng công nghệ 4.0 thuê mua tài chính, nhằm giải quyết được việc huy động vốn trong dân và thị trường toàn cầu...

Cải cách hành chính: Bộ GTVT cuối bảng, Quảng Ninh dẫn đầu Cải cách hành chính: Bộ GTVT cuối bảng, Quảng Ninh dẫn đầu

TTO - Chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng năm 2019, cho thấy Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đứng cuối bảng, trong khi đó Quảng Ninh tiếp tục bảo vệ vị trí đầu bảng trong số 63 tỉnh, thành.

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp