08/10/2022 11:29 GMT+7

Doanh nghiệp được gì khi phát triển kinh tế tuần hoàn?

NHẬT XUÂN - NGỌC HIỂN
NHẬT XUÂN - NGỌC HIỂN

Phát triển kinh tế tuần hoàn không chỉ là xu thế tất yếu trong tương lai mà còn đem lại nhiều lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp như tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành, tăng giá trị công trình…

Tại Hội nghị Insee Ecocycle 2022 được tổ chức tại TP.HCM với chủ đề "Nền kinh tuần hoàn hướng tới thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0" ngày 7-10, các diễn giả đã chia sẻ cách thức và kế hoạch hành động để thực hiện đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 cùng sự hỗ trợ của nền kinh tế tuần hoàn.

Doanh nghiệp được gì khi phát triển kinh tế tuần hoàn? - Ảnh 1.

Ông Eamon John Ginley - Tổng Giám đốc INSEE Việt Nam - cho biết công ty đã giảm phát thải khí CO2 hơn 1,5 triệu tấn trong 15 năm - Ảnh: INSEE Việt Nam

Ông Eamon Ginley - tổng giám đốc INSEE Việt Nam - chia sẻ trong 15 năm hoạt động, INSEE đã xử lý triệt để 1,6 triệu tấn chất thải và giảm phát thải CO2 hơn 1,5 triệu tấn.

Các rác thải độc hại, khó tái chế của các đối tác sẽ được INSEE tập trung và phân loại, đưa về đốt trong lò nung ở Nhà máy xi măng Hòn Chông, Kiên Giang. Nhiệt độ lò lên tới 2.000 độ C giúp phá hủy hoàn toàn các chất thải công nghiệp. Nhiệt lượng từ rác thải giúp giảm tiêu thụ than, không chỉ thế, điều này còn giúp INSEE phát triển ngành kinh doanh xử lý chất thải, đặc biệt các loại chất thải không thể tái chế.

Chưa hết, nguồn nhiệt khí thải từ tháp tiền nung và hệ thống làm nguội clinker được thu lại để phát điện, cung cấp trung bình trên 25% điện năng cần cho sản xuất.

"Kinh tế tuần hoàn sẽ không còn là một cách tiếp cận lý thuyết ở Việt Nam, mà là một cách tiếp cận đang đóng góp đáng kể vào cam kết phát thải ròng bằng 0", ông Bruno Fux - giám đốc Ecocycle và phát triển bền vững INSEE Việt Nam - nhận định.

Còn đại diện Công ty Freetrend Industrial A Việt Nam cho biết sau khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, công ty này đã cắt giảm được hàng triệu tấn phát thải khí CO2.

Bà Lâm Tố Trinh - phó tổng giám đốc sáng tạo đổi mới và phát triển kinh doanh NS Bluescope Việt Nam - nhận định có rất nhiều lợi ích khi xây dựng công trình "net zero carbon" (không phát thải carbon) như giảm chi phí vận hành, tăng giá trị công trình và là một chủ đề marketing tuyệt vời. Bên cạnh đó, một người ngồi trong một công trình xanh cũng sẽ cảm thấy thoải mái, năng suất theo đó cũng sẽ tăng.

Tuy nhiên, theo bà Trinh, để đạt được các tiêu chuẩn "net zero carbon" rất khó, doanh nghiệp nên thêm bước đệm "net zero energy" (nhà tự cấp năng lượng) trước, sau đó mới triển khai "net zero carbon".

Cụ thể, theo bà Trinh, một công trình thường có 5 bước xây dựng: thiết kế ý tưởng, thiết kế chi tiết, đấu thầu, xây dựng, nghiệm thu đi vào vận hành.

Để xây dựng công trình "net zero energy" cần làm thêm 3 bước gồm phân tích hiệu quả đầu tư (tối ưu hóa thiết kế, mô phỏng năng lượng tòa nhà, phân tích hiệu quả đầu tư hệ mái năng lượng mặt trời; giảm sát xây dựng (chuẩn bị hồ sơ); tiền chứng nhận net zero enery và chuẩn bị cho giấy chứng nhận chính thức.

Doanh nghiệp được gì khi phát triển kinh tế tuần hoàn? - Ảnh 2.

Các diễn giả thảo luận kế hoạch hành động để thực hiện đưa mức phát thải ròng về 0 - Ảnh: INSEE Việt Nam

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng để phát triển kinh tế tuần hoàn cần thời gian và sự hỗ trợ của Chính phủ. Bên cạnh đó cần lan truyền những thông điệp mạnh mẽ, những câu chuyện thực tế về các dự án, mô hình đã thành công và phát triển như thế nào.

NHẬT XUÂN - NGỌC HIỂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp