09/12/2022 15:30 GMT+7

Doanh nghiệp địa ốc ráo riết mua lại trái phiếu trước hạn

NGỌC HIỂN - BÔNG MAI
NGỌC HIỂN - BÔNG MAI

TTO - Các doanh nghiệp đang ráo riết chi bạc tỉ mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị trái phiếu mua lại trong 11 tháng qua là 160.653 tỉ đồng, trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản đã chi số tiền ‘khủng” lên đến cả ngàn tỉ.

Doanh nghiệp địa ốc ráo riết mua lại trái phiếu trước hạn - Ảnh 1.

Doanh nghiệp bất động sản ráo riết chi hàng trăm, thậm chí cả ngàn tỉ đồng mua lại trái phiếu trước hạn - Ảnh minh họa: NGỌC HIỂN

Chi cả ngàn tỉ mua lại trái phiếu

Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty TNHH Thành phố Aqua (công ty con của Novaland) đã công bố thông tin hoàn tất mua lại trước hạn toàn bộ hai lô trái phiếu vào ngày 2-12 với tổng mệnh giá phát hành 1.000 tỉ đồng.

Cả hai lô trái phiếu này đều được phát hành vào ngày cuối năm 2021, dự kiến đáo hạn vào 29-12 năm nay và 29-12 năm sau.

Trước đó, Novaland cũng đã công bố thông tin hoàn tất mua lại lô trái phiếu NVLH2122015 trước hạn với tổng mệnh giá phát hành 1.000 tỉ đồng, sớm 22 ngày so với ngày đáo hạn trái phiếu vào 24-12.

Trong khi đó, dù đến cuối năm 2023 mới đến thời gian đáo hạn, song Hưng Thịnh Land cũng đang mua lại trước hạn toàn bộ bốn triệu trái phiếu đã phát hành vào cuối năm trước, có tổng giá trị 400 tỉ đồng.

Tính từ đầu quý 4-2022 đến nay, Phát Đạt cũng đã tất toán tổng cộng hơn 1.300 tỉ các khoản vay và mua lại trái phiếu trước hạn. Tập đoàn Đất Xanh cũng vừa thông qua kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 6.092 tỉ đồng lên gần 6.118 tỉ đồng.

Hiện nhiều doanh nghiệp bất động sản khác cũng chạy đua mua lại trái phiếu trước hạn với trị giá hàng trăm tỉ đồng như An Gia, Nam Land, Gotec Land, Sunshine Homes…

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết đến ngày 25-11, khối lượng mua lại trước hạn của các doanh nghiệp là gần 161.000 tỉ đồng, bằng 114% của khối lượng mua lại năm 2021.

Áp lực trái phiếu đáo hạn đè nặng doanh nghiệp bất động sản

Chứng khoán VNDirect cho biết áp lực trái phiếu đáo hạn đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản, gây ra áp lực trả nợ với các chủ đầu tư. Riêng quý cuối năm nay, có khoảng 20.000 tỉ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn.

Trong khi đó, năm sau có hơn 107.000 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn (tăng 56% so với cùng kỳ), trong đó trái phiếu của Novaland và Vinhomes đáo hạn chiếm tới 25% (26.500 tỉ đồng). Còn năm 2024 cũng có hơn 112.000 tỉ đồng trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn, tăng 4,4% so với cùng kỳ.

Theo VNDirect, trong ba quý đầu năm nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu đã giảm 43,5% so với cùng kỳ, xuống còn xấp xỉ 248.600 đồng, riêng giá trị phát hành trái phiếu bất động sản giảm mạnh 67%.

"Trong bối cảnh thắt chặt các khoản vay ngân hàng, thị trường trái phiếu "chao đảo" và bán hàng trầm lắng, dòng tiền của nhiều nhà phát triển bất động sản đang dần cạn kiệt", VNDirect nhận định.

Dù kênh huy động vốn trong nước trở nên trầm lắng, song vẫn có "điểm sáng" là doanh nghiệp bất động sản huy động được vốn ngoại. Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, từ đầu năm đến nay có tổng cộng hai đợt phát hành trái phiếu ra quốc tế của Tập đoàn Vingroup trị giá 625 triệu USD.

Doanh nghiệp phải thực hiện đúng cam kết với nhà đầu tư

Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi tất cả các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với yêu cầu doanh nghiệp phải ưu tiên sử dụng mọi nguồn lực của mình để thực hiện đúng cam kết với các nhà đầu tư. Trường hợp có khó khăn khi thanh toán gốc, lãi trái phiếu thì cần có phương án thỏa thuận với các nhà đầu tư.

Ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - cho biết hiện các biện pháp mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã thực hiện là mua lại trái phiếu trước hạn, thỏa thuận hoán đổi trái phiếu lấy nhà ở của dự án với mức chiết khấu hấp dẫn hoặc đàm phán gia hạn kỳ hạn của trái phiếu.

Tuy vậy, ông Châu đề xuất cho phép gia hạn kỳ hạn của trái phiếu thêm một năm để giảm áp lực, tăng niềm tin cho thị trường trái phiếu. Đồng thời, ông Châu đề xuất cho phép công ty quản lý tài sản và ngân hàng thương mại mua lại trái phiếu doanh nghiệp...

"Đến năm 2023 - 2024, ước khoảng 790.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn nên rất cần cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo điều kiện để thị trường bất động sản vận hành thông suốt", ông Châu nói.

Trái phiếu: Doanh nghiệp sản xuất vạ lây vì ‘con sâu làm rầu nồi canh’ Trái phiếu: Doanh nghiệp sản xuất vạ lây vì ‘con sâu làm rầu nồi canh’

TTO - Sau hàng loạt sự kiện diễn ra trên thị trường trái phiếu vừa qua, ngay cả doanh nghiệp sản xuất cũng khó huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu, dẫn đến khó chồng khó vì room tín dụng đã cạn.

NGỌC HIỂN - BÔNG MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp