29/08/2023 19:00 GMT+7

Doanh nghiệp chung tay thúc đẩy phân loại rác và giảm thiểu rác thải nhựa

Sự hợp tác giữa Unilever Việt Nam và Central Retail trong dự án về phân loại rác thải nhựa tiếp tục là một tín hiệu lạc quan cho mục tiêu nâng cao hiệu quả phân loại rác tại nguồn, thu gom - tái chế rác nhựa trên diện rộng.

Doanh nghiệp chung tay thúc đẩy phân loại rác và giảm thiểu rác thải nhựa - Ảnh 1.

Các đại biểu thực hiện nghi thức thể hiện cam kết đưa nhựa quay trở lại phục vụ sản xuất, đời sống tại "Lễ phát động dự án Hợp tác chiến lược về Phân loại rác thải nhựa tại nguồn"

Phân loại rác thải nhựa tại nguồn: thử thách chung của cả cộng đồng

Báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022 từ bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy trong tổng 2,9 triệu tấn chất thải nhựa phát sinh, chỉ có 0,77 triệu tấn được tái chế.

Thực trạng phân loại rác tại nguồn cũng tồn đọng nhiều thách thức, bao gồm cả hạn chế trong thói quen phân loại rác của người dân. Việc cụ thể hóa và đẩy mạnh hoạt động phân loại rác tại nguồn vẫn là một trong những thử thách mà các doanh nghiệp, chính phủ và người dân cần tham gia thực hiện đồng bộ.

Để vòng tuần hoàn nhựa được lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống rất cần đến sự chung tay đồng lòng của người dân, cộng đồng địa phương, các cơ quan ban ngành, cùng các tổ chức phi chính phủ; các đơn vị thu gom, đội ngũ lao động ve chai tự do cùng phối hợp phân loại đúng cách, thu gom và chuyển giao cho các đơn vị tái chế để thiết lập một hệ thống thu gom và tái chế bền vững.

Điều này cũng có nghĩa rằng các hoạt động cụ thể của những doanh nghiệp sản xuất, phân phối với khả năng tiếp cận trực tiếp với lượng lớn người tiêu dùng đóng vai trò không thể thiếu trong việc hình thành và đẩy mạnh hệ thống ấy.

Thay đổi thói quen, nâng cao nhận thức tiêu dùng ngay từ các điểm mua hàng

Trước thực trạng đó, Unilever Việt Nam đã thống nhất cùng Central Retail tiến hành dự án "Phân loại rác thải nhựa tại nguồn" tập trung hướng đến thúc đẩy mô hình Kinh tế Tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại các khu vực siêu thị tại miền Nam (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương)

Theo đó, đôi bên cùng triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục người tiêu dùng phân loại rác tại nguồn để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom và tái chế. 

Từ đó, tối ưu hóa nguồn rác thải nhựa thu gom thông qua các chương trình hợp tác để tái chế và cung cấp hạt nhựa PCR cho ngành sản xuất bao bì cả nước.

Trong dự án này, Unilever Việt Nam giữ vai trò phối hợp và kết nối với các đối tác trong chuỗi giá trị nhằm hỗ trợ phân loại, thu gom và tái chế chất thải nhựa trên địa bàn các trung tâm thương mại; và Central Retail Việt Nam sẽ tích cực bố trí nhân sự và khu vực tập kết rác thải tại các trung tâm thương mại đang phát động chương trình để hoạt động được diễn ra hiệu quả.

Từ tháng 8-2023 đến tháng 12-2023, nhiều hoạt động thuộc dự án sẽ được triển khai tại các hệ thống tại các hệ thống GO!, BigC, Tops Market, mini go! bằng cách khuyến khích, hướng dẫn phân loại rác trong từng sinh hoạt hằng ngày tại các điểm tiêu dùng trọng yếu, kết hợp cùng các hoạt động mua sắm xanh, tặng túi vải thân thiện với môi trường…

Dự án sẽ giúp người dân có được cái nhìn toàn diện về thực trạng rác thải nhựa cũng như ý nghĩa lớn từ mỗi hành động nhỏ của chính mình tại nơi sinh hoạt.

Doanh nghiệp chung tay thúc đẩy phân loại rác và giảm thiểu rác thải nhựa - Ảnh 2.

Người dân tham gia hoạt động để rác nhựa vào máy tại sự kiện

Trước đó, Unilever Việt Nam cùng UBND quận 7 (TP.HCM) cũng đã hợp tác triển khai chương trình "Phân loại, thu gom và tái chế rác thải nhựa theo mô hình Kinh tế tuần hoàn" nhằm thiết lập và hoàn thiện hệ thống phân loại và thu gom rác nhựa tại cộng đồng, từ đó biến rác nhựa thành nguyên liệu tái sinh để quay trở lại phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống.

Doanh nghiệp chung tay thúc đẩy phân loại rác và giảm thiểu rác thải nhựa - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, chủ tịch Unilever Việt Nam, phát biểu tại sự kiện

Dành nhiều kỳ vọng cho dự án, bà Nguyễn Thị Bích Vân, chủ tịch Unilever Việt Nam, chia sẻ: "Chúng tôi đã theo đuổi mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa trong nhiều năm qua. Để xây dựng một vòng tuần hoàn nhựa, cần có hệ thống phân loại, thu gom và tái chế đồng bộ, hiệu quả.

Vì vậy khâu phân loại rác tại nguồn cần được đẩy mạnh và trở thành thói quen hàng ngày của mỗi người dùng Việt. Chỉ khi phân loại đúng cách thì quá trình thu gom và tái chế mới được diễn ra thuận lợi.

Chúng tôi mong rằng thông qua việc hợp tác với Central Retail Việt Nam được triển khai cụ thể tại các trung tâm thương mại miền Nam, cùng sự chung tay của các bên liên quan chính là bước đi quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu chung về việc mang mô hình Kinh tế Tuần hoàn vào đời sống hằng ngày, đến gần hơn với người tiêu dùng trong thời gian tới." 

Mỗi năm cả nước thải ra 1,8 triệu tấn rác thải nhựaMỗi năm cả nước thải ra 1,8 triệu tấn rác thải nhựa

Hơn 85% lượng rác thải đang được xử lý bằng cách chôn lấp, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Nhiều hiệp hội, doanh nghiệp tại TP.HCM đưa ra nhiều phương án thu gom tái chế rác thải, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp