03/07/2020 08:07 GMT+7

Doanh nghiệp 'chăm sóc' thị trường nội

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TTO - Đặc sản, nông sản của 29 tỉnh thành trên khắp cả nước đã hội tụ về TP.HCM với nhiều hoạt động khuyến mãi, kích thích mua sắm dành cho người tiêu dùng từ đây đến ngày 5-7 tại chương trình "Kích cầu tiêu dùng năm 2020" vừa được khai mạc ngày 2-7.

Doanh nghiệp chăm sóc thị trường nội - Ảnh 1.

Người tiêu dùng tranh thủ mua hàng giảm giá tại Hội chợ kích cầu tiêu dùng 2020 do TP.HCM tổ chức, khai mạc từ ngày 2-7 - Ảnh: NHƯ BÌNH

Trong bối cảnh khó khăn hậu dịch COVID-19, các doanh nghiệp Việt xem đây là cơ hội bán hàng, tìm kiếm các đối tác mới, đa dạng kênh bán hàng và giảm phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.

Liên kết kích cầu để tìm đầu ra

Sáng 2-7, vừa trưng bày gian hàng xong, bà Lê Thị Phương Thảo, chủ cơ sở dệt chiếu Uzu An Giang, đã vội chạy ra chợ Thủ Đức (TP.HCM) gần đó để tìm đối tác. "Ở đâu có người tiêu dùng, ở đó mình đến" - bà Thảo nói và khoe đã kịp chốt 2 đối tác ở chợ Thủ Đức nhận hàng chiếu dệt của cơ sở thời gian tới.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác của làng nghề đặc sản An Giang, cơ sở dệt chiếu Uzu của bà Thảo bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Trước dịch, các sản phẩm thủ công của cơ sở tiêu thụ rất tốt và được du khách trong và ngoài nước ưa thích, nhiều sản phẩm còn được xuất khẩu đi các nước.

Do vậy, ngay khi địa phương này có chương trình xúc tiến kích cầu tiêu dùng nội địa, bà Thảo đăng ký tham gia và chọn mặt hàng phù hợp để giới thiệu người tiêu dùng TP.HCM, tìm kiếm các đối tác mở ra cơ hội bán hàng mới.

Cũng trong buổi sáng khai mạc chương trình, rất đông người dân khu vực Q.Thủ Đức đã đến tham quan hội chợ và tranh thủ mua sắm. Các gian hàng của các địa phương như Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng và Cần Thơ... đã thu hút đông đảo khách tham quan nhờ những hoạt động dùng thử sản phẩm, hoạt động văn nghệ và giới thiệu sản phẩm mới.

Chị Thương - ngụ tại Thủ Đức - cho biết rất may mắn vì mua được bàn ghế xuất khẩu với giá rẻ bất ngờ. Đây là mặt hàng "rớt" do dịch COVID-19, không bán thị trường nội địa, từ kiểu dáng đến chất lượng rất hài lòng.

Bà Nguyễn Huỳnh Trang - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho biết chương trình "Kích cầu tiêu dùng 2020" được TP thực hiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối, tìm đầu ra cho nông sản, hàng hóa đặc biệt giải quyết khó khăn hàng tồn do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Chương trình đã thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia, có 486 doanh nghiệp đến từ 29 tỉnh thành trong cả nước với hơn 650 gian hàng, trong đó chỉ riêng doanh nghiệp TP.HCM có 329 gian hàng, còn lại của các địa phương. Theo bà Trang, đây là quy mô hội chợ lớn hiếm có của TP, với 90% doanh nghiệp tham gia đều đăng ký thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá với tổng giá trị hơn 100 tỉ đồng, đúng với tinh thần kích cầu của chương trình.

Giải phóng hàng, thúc đẩy sản xuất

Đến với chương trình kích cầu tiêu dùng của TP.HCM, các địa phương đều xem đây là cơ hội để thúc đẩy hàng hóa, phát triển thị trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp. Khu vực gian hàng do sở công thương các địa phương đăng ký, chủ động trang trí. Nhiều gian hàng được đầu tư khá bài bản với "đội quân doanh nghiệp" hùng hậu.

Như khu vực tỉnh Đồng Tháp có đến 33 gian hàng được trang trí đẹp mắt, trong đó 21 gian hàng dành cho 50 doanh nghiệp địa phương trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng nhằm tìm kiếm đối tác thương mại và hợp tác đầu tư. Đích thân lãnh đạo của Đồng Tháp đã đi giới thiệu các sản phẩm đặc sản với tâm thế làm sao tìm được các hợp đồng, đầu ra cho sản phẩm địa phương.

Gian hàng TP Cần Thơ giới thiệu khoảng 40 sản phẩm chủ yếu là gạo, trà, thực phẩm chế biến... Ông Nguyễn Minh Toại - giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ - cho biết dịch COVID-9 khiến doanh nghiệp địa phương bị ảnh hưởng nặng nề. Hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Cần Thơ là gạo và thủy sản đã không thể đi đến các thị trường quốc tế như mọi năm, doanh nghiệp gánh chịu một lượng hàng tồn lớn.

Do đó, tham gia chương trình kích cầu của TP.HCM, Cần Thơ xem đây là cơ hội để doanh nghiệp kết nối với các hệ thống phân phối, bán lẻ khác cũng như gặp gỡ thêm các doanh nghiệp, người tiêu dùng để nắm bắt thị hiếu, từ đó có những điều chỉnh phù hợp phục vụ thị trường nội địa. "Các sản phẩm đều được thiết kế với giá bán tốt, rẻ hơn 20-30% so với bình thường, khuyến khích người dân dùng thử" - ông Toại nói.

Phát biểu tại chương trình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch, TP.HCM chủ động xây dựng các cơ chế chính sách giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định, vực dậy hoạt động sản xuất. Chương trình này cũng nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giải quyết hàng tồn kho, phát triển thị trường tiêu thụ.

Theo ông Tuyến, trong công cuộc khôi phục kinh tế hậu dịch, thị trường nội địa được xác định là trụ cột. Và thông qua chương trình kích cầu tiêu dùng, TP.HCM muốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được của chương trình kết nối cung - cầu hàng hóa trong các năm trước.

"Đây cũng là dịp doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho, giảm giá khuyến mãi trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất, góp phần thực hiện hiệu quả cuộc vận động "Người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt Nam" trên địa bàn TP" - ông Tuyến nhấn mạnh.

Cần có bộ tiêu chuẩn chất lượng chung

Chiều 2-7, trong khuôn khổ chương trình "Kích cầu tiêu dùng năm 2020", hội thảo "Điều kiện tiêu thụ nông sản thực phẩm tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam" đã được tổ chức với sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà phân phối.

Phát biểu tại hội hảo, đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết các sản phẩm thực phẩm chất lượng loại 1 thường được đưa vào hệ thống tiêu thụ hiện đại hay xuất khẩu, còn loại 2 và 3 về chợ đầu mối. Trong khi đó, với quy định hiện nay, chợ không có cơ sở để không cho sản phẩm không có bao bì hay tem nhãn vào chợ, nên nhiều mặt hàng không thể truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, bà Phạm Thị Huân - tổng giám đốc Công ty Ba Huân - cho rằng ngay cả nhiều siêu thị vẫn có tâm lý "rẻ thì mới mua", điều này khiến nhà sản xuất gặp khó, đôi lúc phải hạ tiêu chuẩn sản phẩm để có giá rẻ.

Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, trong thời gian tới các siêu thị, chợ đầu mối cần có bộ tiêu chuẩn chung đối với chất lượng hàng hóa đầu vào, tránh phân biệt hàng tốt thì vào siêu thị, hàng xá vào chợ. Đã ra thị trường, chất lượng hàng hóa phải đảm bảo như nhau.

NGUYỄN TRÍ

Hỗ trợ đồ chơi nội giành thị trường Hỗ trợ đồ chơi nội giành thị trường

Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM - Saigon Co.op ngày càng dành nhiều không gian trưng bày cũng và triển khai nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng các mặt hàng đồ chơi nội địa.

NHƯ BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp