28/06/2024 09:53 GMT+7

Doanh nghiệp cạn kiệt dòng tiền, nợ đọng dây dưa tăng

Số doanh nghiệp giảm doanh thu lại tăng vọt lên, lượng hàng tồn kho cũng tăng và tình trạng thanh lọc thị trường đang diễn ra với các doanh nghiệp vốn mỏng, quản trị yếu.

Nhiều doanh nghiệp cạn kiệt dòng tiền, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong ảnh: Công nhân sản xuất bên trong một nhà máy tại TP.HCM - Ảnh: NGỌC HIỂN

Nhiều doanh nghiệp cạn kiệt dòng tiền, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong ảnh: Công nhân sản xuất bên trong một nhà máy tại TP.HCM - Ảnh: NGỌC HIỂN

Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) vừa có báo cáo về tình hình doanh nghiệp TP.HCM quý 2, trong đó có nhiều số liệu cho thấy khó khăn vẫn bủa vây doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp bị giảm doanh thu tăng vọt

Đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, HUBA nhận định khó khăn phổ biến là tình trạng nợ dây dưa khó đòi, chiếm dụng vốn vẫn còn cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, vốn vay bị tắc do quy định thế chấp quá ngặt, khối nợ lớn trái phiếu tới hạn nửa cuối năm 2024.

Đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, HUBA cho rằng khó khăn chung là tình trạng cạn tiền, không thu được nợ kinh doanh

Bên cạnh đó, lãi suất vay mặc dù đã giảm nhưng còn cao so với lợi nhuận, các khoản vay trước năm 2023 và lãi vay cá nhân giảm không đáng kể, làm hạn hẹp dòng tiền cho tiêu dùng cá nhân.

Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động ổn định với tỉ lệ 57%, tăng hơn 6% so với quý 1. Tuy nhiên, số doanh nghiệp giảm doanh thu lại tăng vọt lên mức 30,4%. Theo HUBA, tình trạng thanh lọc thị trường đang diễn ra với các doanh nghiệp vốn mỏng, quản trị yếu hoặc trong ngành có sự suy giảm sức cầu đột biến.

Trong khi đó, lượng hàng tồn kho tăng lên mức 34% và số dư nợ tăng mức 42% là dấu hiệu chỉ báo thị trường đang dần xấu đi, doanh nghiệp khó tiêu thụ hàng hóa hơn trước và tình trạng nợ đọng dây dưa đang diễn ra phổ biến trong cộng đồng. 

"Doanh nghiệp đang khó khăn nhất là thiếu thị trường do nhu cầu tiêu dùng suy giảm", HUBA nhận định.

Hầu hết doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng cạn kiệt dòng tiền

Trong hoạt động kinh doanh, vốn luôn là điều kiện đầu tiên mà doanh nghiệp cần đảm bảo. Tuy nhiên, với hậu quả của hàng loạt khó khăn dồn dập thời gian qua, HUBA cho hay hầu hết doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng cạn kiệt dòng tiền. 

Đặc biệt, các doanh nghiệp bất động sản đang đối diện với khối nợ trái phiếu khổng lồ lên đến 350.876 tỉ đồng đã phát hành, trong đó ước tính giá trị cần xử lý năm 2024 là gần 100.000 tỉ đồng.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng đáng tiếc thay, một số chính sách này dường như rơi không đúng chỗ nên hiệu quả không cao. 

HUBA cho hay nghị quyết số 43 về hỗ trợ lãi suất (2%/năm) cho một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp... chỉ giải ngân được khoảng 1.218 tỉ đồng, tương đương khoảng 3,05% tổng quy mô chính sách (40.000 tỉ đồng) đến hết năm 2023. 

Hoặc gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho phát triển nhà ở xã hội với lãi suất giảm từ 1,5 - 2% so với thị trường, sau gần 1 năm triển khai mới giải ngân được hơn 500 tỉ đồng, chưa tới 1%.

Các doanh nghiệp địa ốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn - Ảnh: NGỌC HIỂN

Các doanh nghiệp địa ốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn - Ảnh: NGỌC HIỂN

Nguyên nhân chung được ghi nhận là điều kiện hưởng hỗ trợ khắt khe, thủ tục không thuận tiện, e ngại thanh tra, kiểm tra, vướng mắc về pháp lý... Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng khó khăn hiện hữu của doanh nghiệp là dòng tiền.

Doanh nghiệp đang thiếu tiền để trả nợ các khoản nợ gốc trước đây và bổ sung vốn lưu động cho hoạt động tiếp theo. Do đó, việc hỗ trợ lãi vay không giải quyết tận gốc của vấn đề là bổ sung dòng tiền. 

Mặc dù thông tư số 02 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2024, nhưng vô hình trung lại gây áp lực trả nợ kép cho doanh nghiệp ngay tại kỳ tiếp theo 2025. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ hỗ trợ xử lý triệt để các khó khăn của thị trường như vấn đề cạn kiệt vốn đầu tư và suy giảm cầu tiêu dùng.

Đồng thời, doanh nghiệp kiến nghị các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn thông qua việc tiết giảm chi phí hoạt động, hạ thấp biên lợi nhuận định mức để giảm thiểu tối đa lãi suất vay vốn. 

Trong đó, việc áp dụng chính sách hỗ trợ một cách phổ biến cho tất cả các khoản vay trước năm 2023, các khoản vay tiêu dùng và vay cá nhân là hết sức cần thiết nhằm xử lý triệt để khối nợ đọng trong xã hội hiện nay.

Doanh nghiệp sản xuất dần hồi phụcDoanh nghiệp sản xuất dần hồi phục

Bức tranh sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) đã có những gam màu sáng, song sự hồi phục chưa đồng đều do có nhiều ngành vẫn còn phụ thuộc lớn vào thị trường tiêu thụ toàn cầu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp