Diễn giả tham gia tại diễn đàn Vietnam CEO Forum 2018 - Ảnh: N.Bình
Đó chia sẻ đọng lại tại diễn đàn Vietnam CEO Forum 2018, diễn ra chiều 24-10 ở TP.HCM.
Ông Lý Ngọc Minh, chủ tịch Hội đồng quản trị gốm sứ Minh Long cho biết để có một dây chuyền sản xuất gốm sứ tự động hoá 100% như hiện nay, không chỉ vấn đề đầu tư tài chính, công nghệ mà doanh nghiệp đã phải giải quyết bài toán khó khăn nhất về con người vận hành.
Sau khi nhập máy móc, Minh Long 1 bắt đầu tuyển dụng 80 nhân viên kỹ thuật để vận hành dây chuyền sản xuất mới của giai đoạn tự động hoá. Nhưng trong 3 tháng đầu tiên, 80 kỹ sư được tuyển dụng vẫn không thể nào vận hành trôi chảy hệ thống sản xuất mới vì dù có kiến thức, kỹ thuật nhưng các kỹ sư lại... không có chuyên môn về sản xuất gốm sứ.
"Máy móc chỉ giải quyết được tự động hoá cục bộ nhưng để kết nối thành dây chuyền cần có người am hiểu về sản xuất. Cuối cùng chúng tôi phải tuyển nhân viên ngay trong xưởng sản xuất truyền thống, đào tạo họ kiến thức về máy móc thì tình trạng được xử lý", ông Minh kể. Và chỉ sau 2 tháng, toàn bộ dây chuyền được vận hành trơn tru với chỉ 2 lao động luân phiên thay ca.
Theo ông Minh, công nghệ ở đây chỉ là một phần, chính kỹ thuật sẽ quyết định thành công của việc chuyển đổi công nghệ của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi đầu tư công nghệ, doanh nghiệp cũng cần tính toán đầu ra cho sản phẩm. Dây chuyền mới chỉ cần ấn một nút là ra hàng chục ngàn sản phẩm, do đó, doanh nghiệp phải có kế hoạch và chuẩn bị đầu ra cho sản lượng mới.
Ông Nguyễn Minh Trí, phó tổng giám đốc VNG, chia sẻ 5 yếu tố thay đổi của quá trình chuyển đổi số mà doanh nghiệp cần trải qua gồm chiến lược kinh doanh số, tương tác với nhân viên và khách hàng, văn hóa sáng tạo, và cuối cùng là công nghệ. "Công nghệ là phương thức để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp nhưng ứng dụng công nghệ cần có quy trình và sự phân tích", ông Trí lưu ý.
Với sản xuất tự động hoá, nhiều quy trình đã được xử lý bởi robot và người lao động được tập trung vào công đoạn phân phân tích, đánh giá. Tại nhiều quốc gia, hệ thống giáo dục cũng đã thay đổi cách dạy học cho trẻ, không còn học một cách máy móc mà trẻ được dạy cách phân tích và đặt câu hỏi trước các vấn đề.
Ông Albert Antoine, chuyên gia cao cấp Al và công nghệ cho rằng cho doanh nghiệp đã nói quá nhiều về trí tuệ nhân tạo, internet của vạn vật hay blockchain... đã đến lúc phải tay vào làm. Công nghệ không thể thay đổi mọi thứ, chính kinh nghiệm mới giải quyết các toán thị trường, không nên để suy nghĩ doanh nghiệp lớn mới đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ cũng có những lợi thế linh hoạt, thích ứng tốt.
Thực tế khi doanh nghiệp hay cả chính phủ thực hiện chuyển đổi số, đổi mới công nghệ đều gặp những khó khăn. Ngay cả Singapore, khi nhìn vào cách thức quốc gia này thực hiện số hoá, mọi người thường ngạc nhiên vì sự bài bản, chỉnh chu mà chính phủ này làm được. Nhưng thực ra, nước này cũng có những trăn trở về số hoá và cần nhiều thời gian để có sự thành công.
"Sự thành công của Singapore bắt đầu tư văn hóa dữ liệu số, chính phủ Singapore làm rất nhiều chiến dịch để tạo động lực, cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia chia sẻ dữ liệu. Bản chất của con người không muốn chia sẻ, nhất là về dữ liệu do đó phải kết nối được cộng đồng này", ông Albert Antoine nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận