14/03/2024 08:22 GMT+7

Doanh nghiệp bất động sản mong được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý

Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo loạt doanh nghiệp địa ốc, sản xuất như Vingroup, FPT, Masan, Novaland, Hưng Thịnh... sẽ họp bàn về chính sách tiền tệ năm 2024 nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng triệu tập loạt ông lớn địa ốc để họp bàn cách tháo gỡ khó khăn - Ảnh: NGỌC HIỂN

Thủ tướng triệu tập loạt ông lớn địa ốc để họp bàn cách tháo gỡ khó khăn - Ảnh: NGỌC HIỂN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 14-3, lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản, Hiệp hội Bất động sản cho biết đã đến Hà Nội dự hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô theo công văn triệu tập hỏa tốc.

Theo đó, hội nghị được tổ chức tại trụ sở Chính phủ vào 8h30 sáng nay, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Cùng dự hội nghị có Phó thủ tướng Lê Minh Khái và lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Đáng chú ý, trong đó có loạt doanh nghiệp địa ốc như Vingroup, Sungroup, Geleximco, Novaland, Hưng Thịnh, Taseco, Becamex IDC, Phát Đạt, Hoàng Quân, Vinaconex, Đèo Cả. Bên cạnh đó, dự hội nghị còn có lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ, sản xuất khác như Tập đoàn FPT, Masan Group, TH, Savico…

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản tham dự hội nghị cho hay đã chuẩn bị các bài phát biểu để kiến nghị đến Chính phủ tiếp tục tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản. Trong đó, các doanh nghiệp đều mong muốn Chính phủ và các địa phương đẩy nhanh hơn nữa quá trình tháo gỡ các khó khăn liên quan đến thủ tục pháp lý cho thị trường bất động sản, giúp tăng nguồn cung nhà ở.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, có các chính sách giúp cả doanh nghiệp lẫn người mua nhà tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi.

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024, nhiều ngân hàng thừa nhận bất động sản vẫn là kênh hấp thụ vốn lớn nhất của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên do thị trường bất động sản gặp khó, đặc biệt là nhiều dự án gặp vướng pháp lý nhưng chậm được tháo gỡ nên nguồn vốn tín dụng kênh này, trong đó có tín dụng tiêu dùng cho người mua nhà, bị giảm mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho tăng trưởng tín dụng thời gian qua bị chậm lại.

Do vậy, nhiều ngân hàng đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm gỡ vướng pháp lý các dự án bất động sản, tạo điều kiện cho chủ đầu tư và cả khách mua nhà đủ điều kiện tiếp cận vốn tín dụng.

Còn nhiều dự án bất động sản gặp vướng

Theo Bộ Xây dựng, hiện Hà Nội và TP.HCM gỡ vướng cho 35-40% dự án bất động sản gặp vướng mắc, còn hàng trăm dự án tại 2 TP này và các địa phương vẫn chờ được tháo gỡ khó khăn.

Cụ thể, Hà Nội đứng đầu với 246 dự án, TP.HCM 143 dự án, Cần Thơ 34 dự án, Bình Định 16 dự án và Hải Phòng 4 dự án. Bộ Xây dựng vừa đề nghị các địa phương đẩy nhanh việc gỡ vướng, và báo cáo tổ công tác của Thủ tướng trước ngày 30-6.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp thúc đẩy cho vay tín dụng với các doanh nghiệp địa ốc. Với các doanh nghiệp bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng cần tiếp tục điều chỉnh phân khúc và giá bất động sản để tạo dòng vốn. Các chủ đầu tư cần cơ cấu lại nguồn vốn để hoàn thành dứt điểm từng dự án, tránh đầu tư dàn trải, dở dang.

Doanh nghiệp địa ốc bung hàng, bất động sản ấm dần dịp đầu nămDoanh nghiệp địa ốc bung hàng, bất động sản ấm dần dịp đầu năm

Cả nguồn thu từ đất, lượng hồ sơ nhà đất lẫn doanh thu kinh doanh bất động sản trong những tháng đầu năm đều tăng, trong khi doanh nghiệp địa ốc cùng lần lượt tung sản phẩm ra thị trường.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp