30/04/2005 07:54 GMT+7

Đoàn quân trở về sau 30 năm

Bài, ảnh: TUẤN PHÙNG
Bài, ảnh: TUẤN PHÙNG

TT - Đúng 30 năm sau ngày chiến thắng, 650 cựu chiến binh (CCB) lại có dịp cùng nhau thăm lại chiến trường xưa trong chuyến hành quân dọc chiều dài đất nước (cuộc hành trình do báo Quân Đội Nhân Dân, Công ty viễn thông quân đội Viettel và Công ty Mai Linh tổ chức).

Cuộc hành trình “Vang mãi khúc quân hành”:

7ZAChTE6.jpgPhóng to
Thanh niên, CCB Quảng Trị đón đoàn CCB về thăm thành cổ
TT - Đúng 30 năm sau ngày chiến thắng, 650 cựu chiến binh (CCB) lại có dịp cùng nhau thăm lại chiến trường xưa trong chuyến hành quân dọc chiều dài đất nước (cuộc hành trình do báo Quân Đội Nhân Dân, Công ty viễn thông quân đội Viettel và Công ty Mai Linh tổ chức).

Niềm vui đi suốt chặng đường

“Đất nước độc lập tự do rồi, thấy thoải mái vô tư rồi, đi đâu cũng được hết không biết mệt là gì nữa” - anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) Hồ Thị Bời (TP.HCM) không giấu nổi sự phấn khởi khi tham gia cuộc hành quân lịch sử này.

Dù đã bước sang tuổi 81 nhưng má vẫn cùng đoàn CCB TP.HCM ra đền Hùng dự lễ xuất quân rồi theo đoàn hành quân bằng ôtô về thành phố mang tên Bác.

Người đồng đội cùng đoàn Nguyễn Thanh Tùng (anh hùng LLVT, bà mẹ VN anh hùng) của má cũng phấn khởi không kém khi được đi từ Bắc vào Nam với đồng đội mọi miền.

Hăm hở vượt núi thăm đền thờ vua Hùng, trèo núi Ngọc thăm di tích trận địa pháo bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), hai bà má miền Nam đã làm cả đoàn thán phục vì phong cách hăng hái, nhanh nhẹn của một người lính.

Không cờ hoa và dòng người vẫy chào như lúc đoàn xe chở các CCB chạy qua các thành phố, khu dân cư, đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn thân thương năm xưa nay đón đoàn quân trở về bằng sự bình yên của núi rừng.

Khi đoàn xe chạy êm ru trên con đường phẳng lì, các anh hùng LLVT Đoàn Minh Nguyệt, Hồ Sỹ Tư, Phạm Văn Trinh của đoàn CCB Nghệ An (đều là chiến sĩ lái xe trên tuyến đường này năm xưa) lại bàn tán, ôn lại ký ức từng cung đường, từng cây cầu, từng trọng điểm.

Không còn các đoạn cua tay áo chật hẹp, không còn ngầm vượt sông, vắng tiếng cười của các nữ TNXP nên những bài hát về Trường Sơn được các CCB yêu cầu mở liên tục để thêm nhớ về một thời gian khó và oai hùng.

Nước mắt ngày hội ngộ

Đoàn xe xuyên qua những cánh rừng cao su trải dài trên đất Gio Linh để lên nghĩa trang Trường Sơn thăm 10.000 đồng đội đang yên nghỉ. Khói hương phảng phất trong gió đại ngàn giữa trưa mùa hạ. Gặp lại đồng đội qua những dòng chữ ghi trên bia đá nhiều người không khỏi nghẹn ngào.

Tại khu vực yên nghỉ của liệt sĩ tỉnh Nghệ An, anh hùng Hồ Sỹ Tư cẩn thận ghi tên những người cùng xã nằm lại nơi đây, anh hùng Trần Hữu Bào cắm hương lên mộ hai người anh họ, anh hùng Phan Thanh Tâm thắp hương cho mấy người bạn học, đồng đội và tìm khắp hơn 1.000 ngôi mộ để xem anh trai mình có nằm đây không... Khu nghĩa trang bên cạnh có giọng ai đó thì thầm: “Mình về thăm đồng đội đây”.

Cuộc giao lưu “Đêm thành cổ Quảng Trị” diễn ra ngay tại chiến trường thành cổ. Thành cổ một thời ầm vang bom đạn nay sáng bừng những đốm lửa lung linh của 3.000 ngọn nến và hàng chục bó đuốc do các em học sinh và các CCB thắp sáng.

Những câu chuyện hiện tại xen lẫn quá khứ của 650 CCB và bà con Quảng Trị không chỉ là tiếng nói của hôm nay mà còn là câu chuyện ngày xưa vọng về của bao đồng đội đã hòa mình vào mảnh đất Quảng Trị trung kiên.

Những lá thư của người lính viết cho mẹ, cho người yêu chưa kịp gửi đã được đọc lên trong đêm linh thiêng đã làm cho nhiều người trào nước mắt.

Niềm vui, sự háo hức của đoàn quân càng tăng dần khi tiến dần vào TP mang tên Bác. Trong niềm vui chung ấy, anh hùng Nguyễn Thái Thân lại nhớ về một kỷ niệm không thể quên trong suốt đời người: “Được giao nhiệm vụ phối hợp với đại đội 6, lữ đoàn tăng 203 đánh thọc sâu vào dinh Độc Lập, đêm 28-4 cả tiểu đoàn tôi đã tìm vải đỏ để thêu câu khẩu hiệu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Sẵn sàng hi sinh cho chiến dịch mang tên Bác” rồi ghim vào ngực áo trước giờ vào trận...

Khi Bùi Quang Thận lên cắm cờ, chúng tôi đã băng qua cầu thang còn vết bom của Nguyễn Thành Trung để xông vào phòng tổng thống Dương Văn Minh. Lúc đó, cả nội các chính quyền Sài Gòn đang chờ mà ngoài đường tiếng súng ăn mừng của bộ đội, sinh viên vẫn nổ liên hồi. Người dân Sài Gòn đồng loạt tung ra cả một rừng cờ đỏ và tiếng hoan hô cách mạng”.

Bài, ảnh: TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Bùi Quang Thận
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp