27/10/2012 00:56 GMT+7

Đoàn luôn bắt đầu từ cuộc sống

Q.LINH - K.ANH
Q.LINH - K.ANH

TT - Gần 550 câu hỏi đã được gửi đến các khách mời buổi giao lưu trực tuyến “Đoàn - người bạn thân thiết của thanh niên” tại báo Tuổi Trẻ sáng 26-10.

ypDkvcRv.jpgPhóng to
Bí thư Thành đoàn TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu (thứ hai từ phải qua) trả lời giao lưu trực tuyến - Ảnh: THANH ĐẠM
Xem video do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện

Hơn hai giờ, Ban thường vụ Thành đoàn TP.HCM đã chia sẻ, tâm tình và giải đáp một số vấn đề được các bạn trẻ đặt ra, những vấn đề thanh niên trăn trở.

Chia sẻ thông tin biển đảo

Bạn Võ Thanh Trà (thanhtra_vo@...) hỏi Bí thư Thành đoàn Nguyễn Văn Hiếu: “Anh nhắn gửi gì với tuổi trẻ TP trong cương vị người lãnh đạo công tác thanh niên trước tình hình phức tạp và những thông tin sai lệch trên Internet về biển Đông?”. Anh Hiếu cho rằng đây là câu chuyện thời sự của cả nước, trong đó có thanh niên TP.HCM và việc Quốc hội thông qua Luật biển đã tạo cơ sở pháp lý giúp Đoàn định hướng cho đoàn viên thanh niên tìm kiếm thông tin chính thống về biển đảo. Anh Hiếu gợi ý thêm: “Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và chính kênh thông tin trên Tuổi Trẻ cũng là nơi để các bạn tham khảo”.

Giải đáp thắc mắc của bạn Lê Thị Tú Anh (Q.8) về các biện pháp tuyên truyền để các bạn trẻ nắm rõ về chủ quyền biển đảo, trưởng Ban tuyên giáo Thành đoàn Lâm Đình Thắng cho biết Đoàn thanh niên TP thường xuyên trao đổi thông tin thời sự, báo cáo chuyên đề, giao lưu nghệ thuật cùng nhiều phương thức khác để thông tin đến nhiều đối tượng khác nhau. Theo anh Thắng, mỗi năm Thành đoàn đều cử các bạn trẻ TP theo những chuyến tàu ra thăm, tặng quà cho Trường Sa để các bạn hiểu hơn về cuộc sống, công tác của chiến sĩ trên đảo nhằm về chia sẻ lại với bạn bè.

“Thanh thiếu niên TP đã tham gia đóng góp cho chương trình Góp đá xây Trường Sa, Vì biển đảo quê hương, Quỹ vì Trường Sa thân yêu... cũng là cách thiết thực, hành động cụ thể góp phần giữ gìn biển đảo quê hương” - anh Thắng thông tin.

Trăn trở với cuộc sống

Một số câu hỏi bày tỏ trăn trở với một bộ phận bạn trẻ có biểu hiện sai lệch về đạo đức, lối sống mà theo bạn Lưu Tấn Tài (ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM) thì chính điều đó “gây mất uy tín đối với Đoàn”. Anh Lâm Đình Thắng chia sẻ: “Vì vậy, Thành đoàn đã có nhiều giải thưởng tuyên dương điển hình trẻ với mong muốn qua đó góp phần nhân rộng hình mẫu những thanh niên sống tốt, sống đẹp”.

Một góc độ khác, bạn Hồ Minh Vũ (m_vulovely@...) lo lắng về tình hình sử dụng bạo lực giải quyết mâu thuẫn trong thanh niên thời gian qua và mong Đoàn có biện pháp kéo giảm tình trạng trên. Trưởng Ban mặt trận Thành đoàn Phạm Hồng Sơn bày tỏ: “Câu chuyện này cần sự giải quyết đồng bộ giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Thành đoàn đã có kế hoạch tham gia cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến giai đoạn 2012-2017 để phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thực hiện hiệu quả việc này, trong đó chú trọng tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa và phòng chống”.

Bạn Nguyễn Thị Thanh Thảo (nguyenthaocuchi@...) bức xúc: “Nhiều bạn trẻ không đội mũ bảo hiểm, học sinh đi xe phân khối lớn... vai trò của Đoàn thế nào trong đảm bảo chấp hành Luật an toàn giao thông của bạn trẻ?”. Anh Hồng Sơn cho biết Thành đoàn đã có chương trình hành động tham gia thực hiện Năm an toàn giao thông, trong đó chủ yếu vẫn là tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên không vi phạm an toàn giao thông. Tuy vậy, để tạo được thói quen, thay đổi nhận thức cần có thời gian, biện pháp lâu dài mới có thể chuyển biến vì đây là vấn đề khó.

Đoàn phải hấp dẫn hơn

Chị Thùy Duyên (thiensuhoa hong@...) nêu quan điểm: “Một số nơi tôi thấy Đoàn chưa tạo được dấu ấn rõ rệt. Nói một cách thẳng thắn, thanh niên hiện nay - cả thành thị lẫn nông thôn - không tìm thấy lợi ích và cảm hứng trong việc tham gia hoạt động Đoàn”. Không phủ nhận vẫn còn một vài nơi Đoàn chưa hoàn thành nhiệm vụ, nhưng Phó bí thư thường trực Thành đoàn Lê Quốc Phong khẳng định hiện tượng trên chỉ có ở “một bộ phận thanh niên”.

Anh Phong chứng minh Đoàn thanh niên TP đã có nhiều nỗ lực tiếp cận, làm bạn với thanh niên tất cả các khu vực, đối tượng nên tỉ lệ tập hợp thanh niên cuối nhiệm kỳ đạt 61,16% so với gần 50% đầu nhiệm kỳ. “Củng cố hoạt động cơ sở, nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn, đổi mới phương thức, nội dung phong trào là những vấn đề lớn mà nhiệm kỳ IX tập trung thực hiện” - anh Phong cho biết.

Trong khi đó, bạn Nguyễn Trần Thanh Hưng (thanhhung_112233@...) chỉ ra rằng số đông vẫn nghĩ hoạt động Đoàn mang tính bề nổi mà ít có chiều sâu, nên mới gọi là “phong trào”. Bí thư Thành đoàn Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh: cần hiểu đúng và đầy đủ hơn về chữ “phong trào” bởi phải luôn đi kèm với sự thiết thực, hiệu quả và Đoàn đã làm được khá nhiều việc tốt có hiệu quả được xã hội đồng tình, ủng hộ. Dẫn chứng bằng con số hàng vạn bạn trẻ đến với các chiến dịch tình nguyện, anh Hiếu khẳng định Đoàn vẫn luôn nỗ lực khắc phục hạn chế để làm thay đổi nhận thức của số đông về giá trị phong trào của tổ chức Đoàn.

Hơn 34.300 lượt dự thi trực tuyến “Bản hùng ca tuổi trẻ”

Sáng 26-10, Thành đoàn TP.HCM đã tổng kết và trao giải hội thi trực tuyến “” 2012 (Thành đoàn TP.HCM cùng Tuổi Trẻ Online và Đài truyền hình TP.HCM tổ chức trên tuoitre.vn). Với hai đợt thi trắc nghiệm và tự luận, hội thi thu hút hơn 34.300 lượt người tham gia. Giải nhất chung cuộc thuộc về thí sinh Hoàng Thị Hoài Xuân (Công an tỉnh Quảng Trị).

Phó bí thư thường trực Thành đoàn TP.HCM Lê Quốc Phong cho rằng: “Không chỉ là dịp ôn lại kiến thức và thử tài hiểu biết về lịch sử của Đoàn, thí sinh đặt ra yêu cầu tổ chức Đoàn cần đổi mới mạnh mẽ hơn, nâng cao hơn chất lượng công tác. Đồng thời nhiều ý kiến nêu thực trạng đáng báo động của một bộ phận thanh niên và đòi hỏi Đoàn phải làm tốt hơn nữa vai trò đồng hành cùng tuổi trẻ”.

Q.LINH - K.ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp