Phóng to |
Trao đổi tại buổi tọa đàm. Bên phải ảnh là PGS.TS Võ Văn Sen, chủ trì tọa đàm - Ảnh: Mai Hoa |
Chương trình còn có sự tham gia của nhiều học giả như GS Trần Đình Bút, PGS TS Nguyễn Minh Hoàng, TS.Trần Nhu...
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lê Kế Lâm nhấn mạnh, biển Đông là quyền lợi sống còn của Việt Nam. Mất biển Đông sẽ không còn đường ra. “Philippines, Malaysia, cả Indonexia nữa, họ rất gần với chúng ta. Nếu Việt Nam đoàn kết được với họ thì Trung Quốc sẽ không làm gì nổi một vùng biển đảo vững chắc rộng hàng triệu km2”, ông Lâm nói.
Đồng tình với quan điểm trên, ThS. Nguyễn Tuấn Khanh, nghiên cứu về quan hệ quốc tế, cũng cho rằng Việt Nam nên xác định biển Đông là ở đâu? “Đó là một vùng rộng lớn cả triệu km2 chứ không chỉ có mình Hoàng Sa – Trường Sa. Đó là Philippnies, Malaysia và đằng sau là Mỹ, Nhật. Nên đặt lợi ích của chúng ta lên bàn lợi ích chung, khi có điểm đồng về lợi ích tự nhiên sẽ là bạn. Việt Nam không đơn độc, chỉ có Trung Quốc mới là người đơn độc khi tranh chấp chủ quyền trên biển Đông”. Ý kiến này nhận được sự đồng tình của nhiều học giả tại buổi tọa đàm.
Hiến kế về chính sách đối nội, ông Khanh cũng thẳng thắn nhìn nhận việc giáo dục nhận thức cho người dân về các vấn đề chủ quyền chưa thực sự đầy đủ. Trong khi Trung Quốc đang thực hiện chiến lược thêu dệt ký ức (full memory), tạo nên mặt trận toàn dân, thì Việt Nam dường như còn né tránh hay thông tin chưa đầy đủ.
PGS.TS Nguyễn Minh Hoàng cũng cho rằng cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục thường xuyên để toàn thể nhân dân nhận thức đúng về Trung Quốc qua những việc làm của họ. PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, chủ trì buổi tọa đàm đúc kết vấn đề, nhấn mạnh việc tuyên truyền giáo dục nhận thức của người dân Việt Nam qua việc thông tin chính xác, đầy đủ tình hình đất nước; xu thế hợp tác trên cơ sở lợi ích chung với các quốc gia trong khu vực... Ông cũng đề xuất một chương trình nghiên cứu dài hơi để giải quyết hàng loạt các vấn đề khoa học liên quan đến đối sách của Việt Nam trên biển Đông, từ đó phổ biến cho người dân và góp ý việc hoạch định chính sách của nhà nước ta.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận