19/12/2024 10:58 GMT+7

Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn

Theo Healthline, một nghiên cứu cho thấy không chỉ lượng đường tiêu thụ, mà nguồn gốc của nó và tần suất tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn đồ ngọt - Ảnh 1.

Uống các loại đồ uống có đường gây ra nguy cơ đột quỵ, suy tim và rung nhĩ cao hơn - Ảnh: Scripps Health

Theo nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Public Health, tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc phình động mạch. Tuy nhiên, chỉ thỉnh thoảng tiêu thụ một vài món ngọt lại có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn.

Ngược lại, uống các loại đồ uống có đường gây ra nguy cơ đột quỵ, suy tim và rung nhĩ cao hơn.

Mối liên quan giữa đường bổ sung và bệnh tim mạch

Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ hai nghiên cứu lớn gồm Swedish Mammography CohortCohort of Swedish Men. Họ sử dụng các bảng câu hỏi về chế độ ăn uống được thực hiện vào năm 1997 và 2009 để hiểu sự thay đổi trong chế độ ăn của mọi người.

Sau khi đảm bảo rằng cả hai tập dữ liệu đáp ứng các điều kiện tương đồng và loại trừ các yếu tố nguy cơ độc lập, gần 70.000 người tham gia đã được đưa vào nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu sau đó chia mức tiêu thụ đường của mọi người thành ba loại gồm các món phủ đường, món ngọt, và đồ uống có đường.

Họ cũng xác định bảy loại bệnh tim mạch bao gồm rung nhĩ, phình động mạch chủ, hẹp van động mạch chủ, đột quỵ thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết, nhồi máu cơ tim, và suy tim. Những người tham gia được theo dõi đến khi họ qua đời, được chẩn đoán mắc một trong các bệnh này, hoặc đến khi kết thúc thời gian theo dõi vào năm 2019.

Tổng cộng, gần 26.000 người đã được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch. Đồ uống có đường được phát hiện là gây ảnh hưởng xấu nhất đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ, suy tim, rung nhĩ, và phình động mạch chủ.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng ăn đồ ngọt mang lại kết quả tốt hơn so với việc không ăn chút nào, theo các nhà nghiên cứu.

Mặc dù không thể giải thích hiện tượng này, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể những người không ăn đồ ngọt hoàn toàn có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc có vấn đề sức khỏe khác. Họ tin rằng những phát hiện này cho thấy không cần thiết phải hạn chế đường đến mức cực kỳ thấp để có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Tại sao đồ uống có đường làm tăng nguy cơ nhiều hơn?

Michelle Routhenstein, chuyên gia dinh dưỡng tim mạch Hoa Kỳ, giải thích đồ uống ngọt - chẳng hạn như soda, nước tăng lực, cà phê hoặc trà có đường - là những đồ uống có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là chúng làm tăng nhanh đường huyết.

Routhenstein tiếp tục giải thích rằng việc liên tục tiêu thụ đồ uống có lượng đường cao có thể làm quá tải khả năng của cơ thể trong việc xử lý khối lượng đường này, góp phần gây ra kháng insulin.

"Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose, liên quan đến việc tăng tích trữ mỡ, viêm nhiễm, và tổn thương mạch máu - tất cả đều là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch", Routhenstein nói.

Ngược lại, những món ngọt thỉnh thoảng không tạo ra trạng thái quá tải. "Bởi vì bạn tiêu thụ chúng không thường xuyên nên không tạo thành việc tiêu thụ quá mức kéo dài, cho phép cơ thể xử lý glucose bình thường mà không gây ảnh hưởng đến chuyển hóa", cô kết luận.

Thế nào là "thỉnh thoảng"?

Bharathi Ramesh, chuyên gia dinh dưỡng và nghiên cứu lâm sàng tại New York, giải thích rằng "thỉnh thoảng" thường có nghĩa là tiêu thụ đồ ngọt một cách tiết chế - không quá một hoặc hai lần mỗi tuần, tùy thuộc vào thói quen ăn uống và mục tiêu sức khỏe cá nhân.

Ngoài ra, Ramesh lưu ý rằng Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị giữ lượng đường bổ sung dưới 10% tổng lượng calo hằng ngày. "Ví dụ, trong chế độ ăn 2.000 calo, lượng này tương đương dưới 50 gram (khoảng 12 thìa cà phê) đường bổ sung mỗi ngày", cô nói.

Ramesh đưa ra ví dụ về một lon soda 350ml thông thường chứa khoảng 35-50 gram đường. Điều này đã vượt quá khuyến nghị của AHA đối với hầu hết mọi người. Nhưng một khẩu phần nhỏ hơn, như 180ml sẽ chứa khoảng 18-20 gram, có thể phù hợp với mức cho phép nếu tránh hầu hết các nguồn đường khác.

"Tương tự, một món ngọt nhỏ, chẳng hạn như một chiếc bánh quy hoặc một lát bánh với khoảng 15-20 gram đường cũng có thể phù hợp với giới hạn hằng ngày", Ramesh nói, "miễn là tổng lượng đường từ các thực phẩm và đồ uống khác được kiểm soát cẩn thận".

Cô cũng khuyên khi mua đồ uống ngọt cần kiểm tra lượng đường ẩn trong các loại đồ uống như cà phê pha hương vị, nước tăng lực thể thao, và nước ép trái cây. Những loại này có thể tăng lượng đường lên nhanh chóng.

Đối với đồ ngọt, cô cho biết việc kiểm soát kích thước khẩu phần rất quan trọng để tránh vượt quá giới hạn đường bổ sung do AHA đặt ra.

"Tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống cân bằng, giàu trái cây, rau củ, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn của việc thỉnh thoảng tiêu thụ đồ ngọt", Ramesh kết luận.

Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn  - Ảnh 2.Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo chế độ keto có sự giảm đa dạng hệ vi sinh đường ruột và tăng cholesterol toàn phần.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp