10/06/2011 09:28 GMT+7

Đỗ Trung Quân: Nhạc "té ghế" chỉ là trò đùa vui!

THIÊN HƯƠNG thực hiện
THIÊN HƯƠNG thực hiện

TTO - Xoay quanh chủ đề nhạc "té ghế”, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã chia sẻ với Tuổi Trẻ Online một số ý kiến. Đáng chú ý, anh gọi loại nhạc "té ghế" chỉ là “trò đùa vui” của các bạn trẻ.

Đỗ Trung Quân: Nhạc "té ghế" chỉ là trò đùa vui!

TTO - Xoay quanh chủ đề nhạc "té ghế”, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã chia sẻ với Tuổi Trẻ Online một số ý kiến. Đáng chú ý, anh gọi loại nhạc "té ghế" chỉ là “trò đùa vui” của các bạn trẻ.

Mời bạn đọc theo dõi cuộc trao đổi này và tiếp tục bày tỏ ý kiến về chủ đề nhạc "té ghế".

unHQ6pJx.jpgPhóng to
Nhà thơ Đỗ Trung Quân - Ảnh: Gia Tiến

* Dạo gần đây, dư luận đang tranh cãi rất nhiều về , "thảm họa", ý kiến của anh về vấn đề này thế nào?

- Bản thân tôi không xem đó là "thảm họa" mà chỉ là trò đùa vui của các bạn trẻ. Họ không bôi nhọ ai, không sử dụng những lời ca, câu hát tục tĩu cũng không làm hại đất nước thì sao gọi là "thảm họa"?

Thực tế, chúng ta nghe những ca khúc “té ghế” này cũng chỉ là nghe cho vui. Vui được một thời gian rồi cũng quên, giống như trường hợp ca khúc nhạc teen lồng vọng cổ (Vọng cổ teen) từng mang về tiền tỉ cho một cô ca sĩ nhưng bây giờ thì ca khúc này đã không còn chỗ đứng trong lòng khán giả nữa.

Vì thế, tôi nghĩ chúng ta không nên quá lo lắng về vấn đề này!

* Nhưng hiện tại, những ca khúc “té ghế” này vẫn đang nở rộ và ngày càng phổ biến. Theo anh, đâu là nguyên nhân?

- Trước hết, đó là sự tiếp tay của công nghệ. Những ca khúc như thế này lan truyền một cách chóng mặt chủ yếu là trên mạng Internet. Nếu không có sự hỗ trợ của Internet thì lấy đâu ra “môi trường sống” cho các ca khúc "té ghế" này?

Còn nói về gu âm nhạc của người Việt Nam, tôi nghĩ rằng nó không thấp như mọi người nghĩ đâu. Trái lại, gu âm nhạc và kiến thức về âm nhạc của các bạn trẻ hiện nay theo đánh giá của tôi là khá cao.

Nhiều bạn trẻ không phải là người làm nghệ thuật cũng không phải là nhà báo văn hóa nghệ thuật mà vẫn có những kiến thức âm nhạc vững vàng đấy chứ!

* Anh nghĩ sao về “tuổi thọ” của những ca khúc “té ghế”?

- Như đã nói, những ca khúc “té ghế” chỉ là một trò đùa vui. Là khán giả, bạn sẽ để vào đầu những trò đùa vui này hay những tác phẩm nghệ thuật thật sự? Bản thân tôi thì tin tưởng rằng những ca khúc này sẽ tồn tại nhiều lắm là một năm thôi.

snaa9lsD.jpgPhóng to
Phương My biểu diễn trong clip Nói dối - sản phẩm được dán nhãn "té ghế" - Ảnh chụp từ clip

* Vậy sau một năm, chuyện gì sẽ xảy ra thưa anh?

- Hẳn các bạn đã biết Jack Black - anh chàng ca sĩ kiêm diễn viên nổi tiếng của Mỹ. Trước khi được biết đến nhiều như hiện nay, Jack Black cũng từng hát nhạc chế, thậm chí chế cả ca khúc quốc ca để gây sự chú ý. Nhờ vậy mà từ một người vô danh, Jack Black dần nổi tiếng. Nhưng sau khi nổi tiếng, khoảng thời gian sau này mới chính là lúc anh ta bắt tay vào hoạt động nghệ thuật thật sự.

Trở lại chuyện “nhạc té ghế” của Việt Nam, các cô cậu ca sĩ “té ghế” vẫn đang trong giai đoạn thu hút sự chú ý người khác bằng những “trò đùa” của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ bằng lòng với những trò lố không hơn không kém này thì họ sẽ nhanh chóng rơi vào quên lãng thôi.

Hãy nắm bắt cơ hội này để tập trung vào lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc thì họa may mới trở thành những nghệ sĩ thật sự. Tôi vẫn giữ nguyên ý kiến: Chỉ có nghệ thuật chân chính mới có thể “sống” lâu dài được!

* Theo anh, những ca khúc “té ghế” sẽ “tự sinh, tự diệt”. Vậy giới truyền thông nên có những hành động gì?

- Vấn đề nhạc “té ghế” không chỉ là câu chuyện của nền âm nhạc nước nhà mà còn là vấn đề về tiếng nói giữa hai thế hệ. Chúng ta gọi đó là những ca từ nhảm nhí, lố lăng nhưng lại quên rằng đó cũng là một nhu cầu thời đại.

Thời đại này, chúng ta không thể bắt giới trẻ viết thư tình kiểu Trịnh Công Sơn, hay ép các bạn trẻ nghe những ca từ bóng gió, ước lệ. Giới trẻ bây giờ thích nói thẳng và nói nhanh thì hãy để cho họ nói thẳng, nói ngay. Miễn sao đó là nghệ thuật thì sẽ lâu bền, còn không sẽ tự bị đào thải.

Chúng ta không nên can thiệp vì chúng ta không thể ép giới trẻ bây giờ phải giống như chúng ta thời trước. Thay vào đó, hãy định hướng cho họ về cách nhìn, hướng họ đến những lao động nghệ thuật thực thụ chứ không phải cứ tiếp tục làm trò lố để nổi tiếng như hiện nay.

* Cảm ơn anh về cuộc trao đổi này!

THIÊN HƯƠNG thực hiện

Sớm muộn cũng vào thùng rác

Tôi không ưa gì hầu như tất cả các bài nhạc trẻ hiện nay, ca sĩ thì đầu tóc chôm bôm, đàn ông con trai mà tóc tai dài thượt nói chung nhìn vào là thấy thể hiện ngay tính cách của loại người không nên giao du rồi.

Tuy nhiên tôi không thích không có nghĩa là mọi người khác cũng phải không thích giống tôi. Chúng ta phải tôn trọng sở thích cá nhân của người khác, nhạc sĩ có quyền sáng tác, ca sĩ có quyền ca hát và thính giả có quyền nghe.

Bài hát nếu thật sự có giá trị nghệ thuật thì sẽ tồn tại lâu dài, còn không thì chẳng qua chỉ là nghe lạ tai, nhìn lạ mắt một thời gian rồi cũng vào... thùng rác. Đối với người trưởng thành, đã đủ nhận thức để cảm nhận âm nhạc thì không nói, nhưng đối với các em nhỏ thì ba mẹ và nhà trường rất cần cùng nhau giáo dục, định hướng, giúp các em phân biệt rõ "vàng" - "cám"..

Một khi bài hát không có người nghe thì tự nó sẽ đào thải thôi. Cơ quan chức năng cũng không cần can thiệp làm gì!

Mr Thanh

Ca từ, trang phục không giống... loài người

Một trong những nguyên nhân để nhạc "té ghế" tồn tại là do xã hội ngày nay còn nhiều người "té cây trứng cá". Tôi thật không thể nào im lặng được khi vô tình thấy những đoạn video nhạc mà ca từ khi không giống ngôn ngữ loài người, đầu tóc, trang phục của ca sĩ và diễn viên cũng không giống người nốt!

Để xã hội này không còn nhạc té ghế thì trước tiên phải nuôi dưỡng và giáo dục một số người nghe trong một môi trường an toàn và lành mạnh, không để bị "té cây trứng cá", nhận thức được đâu là cái hay của âm nhạc, phải giữ gìn phong cách của nhạc quê hương, cá tính và sở thích của mỗi người nó thể hiện cái bản chất và ý thức xã hội của người đó.

CTM

Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop?

Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa?

Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe?

Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không?

Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"?

Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop".

Xem thêm:

Nghe bằng tai của người có họcTại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt?Điều chỉnh gu nghe nhạc, dễ không?Chẳng lẽ chỉ "tai hư" mới khoái nhạc "té ghế"?Khi măng non hát như "lên đồng"Sung sướng vì gây ra "thảm họa VPop"?Vì đâu ca từ nghe muốn "té ghế"?Nhạc "té ghế": cha chung không ai khóc?Báo chí dung dưỡng nhạc "té ghế"?Quản hay không quản nhạc "té ghế"?

Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
THIÊN HƯƠNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp