12/05/2023 14:25 GMT+7

Đô thị vệ tinh dọc nhà ga metro sẽ giải quyết thiếu hụt nhà ở

Theo các chuyên gia, metro số 1 sắp vận hành chính thức. Để mở ra không gian đô thị thêm phần sôi động, hấp dẫn, TP.HCM cần sớm cải tạo đô thị xung quanh nhà ga theo mô hình TOD.

Đô thị vệ tinh dọc nhà ga metro sẽ giải quyết thiếu hụt nhà ở - Ảnh 1.

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sắp hoàn thành - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngày 12-5, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức hội thảo về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) và hình thức đối tác công tư (PPP). Hội thảo trong bối cảnh metro số 1 sắp hoàn thành và là bước chuẩn bị để triển khai thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Ông Shin Kimura, đại diện Cơ quan Phục hưng đô thị Nhật Bản (URA), nói rằng hệ thống đường sắt đô thị tại Nhật Bản được đầu tư rất sớm và hiện đã hoàn thiện thành một mạng lưới hoàn chỉnh. 

Xung quanh nhà ga được thiết kế đô thị hiện đại, được bố trí trung tâm thương mại, hành chính công, tòa nhà văn phòng và trường đại học... Quảng trường, công viên quanh nhà ga, bãi đậu xe, điểm dừng xe cũng được hình thành phục vụ đi lại cho người dân.

Ông cho hay, mô hình TOD sẽ mở ra đô thị sôi động, sầm uất với nhiều tiện ích công cộng. Cuộc sống người dân không phụ thuộc vào ô tô hay xe máy. Với các tiện ích, không gian sống hiện đại sẽ thu hút người dân tới sinh sống. Từ đây, góp phần tăng giá trị đất, tăng tính hấp dẫn và hiệu quả hệ thống metro. Đô thị mới với các nhà cao tầng sẽ giải quyết được bài toán thiếu hụt nhà ở cho các địa phương.

Để làm được TOD, tại hội thảo, nhiều chuyên gia nói Nhật Bản đã hoàn thiện hành lang pháp lý, quy hoạch và các chính sách hỗ trợ cho phát triển đô thị. Thủ tục, quy định rõ ràng, minh bạch, bền vững, đảm bảo sự yên tâm cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án.

Ngay từ khi quy hoạch, Chính phủ, nhà phát triển, người dân hoặc các bên đều được điều phối lợi ích đảm bảo công bằng rõ ràng và minh bạch. Ai cũng đều được hưởng lợi khi dự án hình thành. Ngay từ khâu quy hoạch tổng thể đã phân định rõ trách nhiệm tài chính và vai trò các bên. Bao gồm từ Nhà nước, địa phương, nhà phát triển dự án hoặc chủ đất...

Theo Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường, mô hình TOD và đầu tư PPP là hai chủ đề đang được TP quan tâm để ứng dụng vào việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng. Đặc biệt là trong lĩnh vực đường sắt đô thị. Thông qua kinh nghiệm thực tiễn từ Nhật Bản sẽ giúp TP áp dụng, triển khai thí điểm chính sách, cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án metro.

Bà Yoko Takebayashi - phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam - nói rất vui vì tuyến metro số 1 của TP.HCM sắp hoàn thành. TP.HCM không chỉ có tuyến 1 mà còn rất nhiều tuyến metro khác nằm trong quy hoạch hiện đang triển khai. Cơ hội để phát triển theo mô hình TOD là rất lớn.

"Để mô hình TOD phát triển một cách mạnh mẽ, TP cần phải sớm xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, trong đó có điều chỉnh quy hoạch đất làm cơ sở triển khai phát triển đô thị. Ngoài ra, TP xây dựng quy trình điều chỉnh lợi ích các bên liên quan một cách chặt chẽ để tạo sự đồng thuận, cùng với sự quan tâm của các nhà đầu tư", bà Yoko Takebayashi chia sẻ.

TP.HCM: TP.HCM: 'Cánh cửa mới' mở ra từ hàng loạt công trình tỉ đô hoàn thành, khởi công

Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm đánh giá dịp 30-4 năm nay là thời điểm chưa từng có với hạ tầng giao thông TP.HCM khi hàng loạt công trình tỉ đô được hoàn thành, khởi công.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp