Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục giới thiệu câu chuyên mắt thấy tai nghe của bạn đọc Văn Long Cao.
"Làm sao để tâm hồn con trẻ không bị lấm lem bởi những hành động có nhiều toan tính, thực dụng của người lớn? Có lẽ không cách gì khác là phụ huynh chúng ta nên phải soi lại mình".
Văn Long Cao
Mấy cô bé tiếp thị mặc dù không vui khi vị khách này lấy đồ ăn quá nhiều, nhưng vì ngại nên chỉ nhìn nhau. Đứa nhỏ chừng 4, 5 tuổi thắc mắc: "Đồ ăn miễn phí nên cố ăn nhiều hả mẹ?".
Mọi người ngước nhìn hai mẹ con, khiến bà mẹ ngại ngùng vội đẩy xe đi. Nhưng đến chỗ khác, khi thấy mấy cô cậu đang bưng các cốc sữa mời mọi người thưởng thức để quảng cáo, hai mẹ con này lại sa đà vào và tiếp tục "ăn lấy ăn để".
Nhìn cách người mẹ lấy đồ ăn, thức uống miễn phí cho con, tôi chỉ biết chép miệng.
Lại có bà mẹ trẻ dùng thang máy khu chung cư nơi tôi đang sống để phục vụ cho con ăn. Hôm ấy đi làm về, vừa bước chân vào thang máy đã thấy người mẹ tay cầm bát cơm, miệng hết lời năn nỉ con: "Con ăn một miếng rồi mẹ tiếp tục cho lên tầng 5 chơi, rồi cả tầng 6, tầng 7 nữa, chịu không?".
Cứ như vậy, hai mẹ con dùng thang máy như một cuộc giao kèo để con chịu ăn cơm, mặc kệ sự khó chịu của mọi người.
Trẻ con thường nhìn vào hành động của người lớn để bắt chước, làm theo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường nghĩ trẻ con biết gì, mặc sức thể hiện, có những hành động không đúng mực dễ khiến trẻ nhiễm và học theo.
Chúng ta không còn lạ gì trước hình ảnh người lớn lao vào ăn thật nhiều đồ ăn trong các buổi tiệc đứng. Hay nhiều phụ huynh sẵn sàng ném giấy dùng rồi ra sàn, thay vì động tác bỏ vào thùng rác bên cạnh.
Chúng ta lên tiếng khi trẻ có những hành động chưa ngoan, nhưng từ đâu ra nếu như không phải là học từ người lớn?
Làm sao để tâm hồn con trẻ không bị lấm lem bởi những hành động có nhiều toan tính, thực dụng của người lớn có lẽ là điều mà phụ huynh phải soi lại mình.
Cố gắng ăn thật nhiều đồ ăn miễn phí, chen chân khi thanh toán siêu thị hay dùng thang máy vào mục đích cá nhân chỉ là chuyện nhỏ.
Nhưng những hành động ấy đã và đang "bẻ cong", làm lệch lạc nhận thức và nhân cách của đứa trẻ.
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về điều này? Làm sao để tâm hồn con trẻ không bị lấm lem bởi những hành động có nhiều toan tính, thực dụng của người lớn? Mời bạn hiến kế và chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận