23/07/2019 05:43 GMT+7

Đo cận thị đến 30 điốp, bác sĩ không tin nổi vào mắt mình

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Hiện đang có 1,4 tỉ người trên thế giới mắc bệnh cận thị, tương đương 20% dân số toàn cầu, nhưng sau 10 năm con số này có thể là 30%, và 50% dân số thế giới phải đeo kính vì cận thị từ năm 2050!

Đo cận thị đến 30 điốp, bác sĩ không tin nổi vào mắt mình - Ảnh 1.

Ngày nay dễ dàng nhận thấy một lớp học có khá nhiều em học sinh bị cận thị - Ảnh: NHƯ HÙNG

Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ học đường mắc tật khúc xạ, phần lớn trong số này bị bệnh cận thị.

Bác sĩ VŨ ANH TUẤN

Khó tin nhưng có trường hợp cận thị 30 điốp.

Cận đến... 30 điốp

Bác sĩ Phạm Ngọc Đông, phó giám đốc Bệnh viện Mắt T.Ư, chia sẻ về cảm nhận khi thăm khám cho bệnh nhân, ông thấy số lượng trẻ bị cận thị đến khám có gia tăng trong những năm qua. Có nhiều nguyên nhân, nhưng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, máy tính bảng... là những mối liên quan nhất định do có thể hạn chế khả năng nhìn xa của trẻ. 

Chưa kể theo cuộc khảo sát gần đây trên 1.500 trẻ em, thời gian trẻ xem tivi và sử dụng thiết bị điện tử đã vượt khuyến cáo của cơ quan y tế là 2 giờ/ngày, trong đó trẻ tiểu học vượt khuyến cáo trong các ngày nghỉ, học sinh cấp 2-3 thì thời gian dùng thiết bị điện tử vượt trong cả... ngày thường.

Theo bác sĩ Vũ Anh Tuấn, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, khi khám cho bệnh nhân, ông có thể gặp những trường hợp cận thị trên 10 điốp, nhưng cá biệt có trường hợp đo xong bác sĩ không tin vào mắt mình, cứ nghĩ máy có thể nhầm và phải đo lại vì bệnh nhân cận đến 30 điốp. 

Đo đi đo lại cho thấy kết quả vẫn đúng là vì bệnh nhân cận rất nặng và những trường hợp cận quá nặng dễ dẫn đến biến chứng gây mù lòa.

"Những trường hợp cận nhẹ - dưới 6 điốp thì điều trị dễ dàng hơn, hiệu quả cũng tốt hơn, còn cận nặng, nhãn cầu dài trên 26mm cũng có thể điều trị được nhưng tỉ lệ thành công thấp hơn" - ông Tuấn cho biết.

Qua khảo sát ngắn ở nhóm trẻ em được cha mẹ đưa đến hội thảo liên quan đến bệnh cận thị vừa được tổ chức tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ trẻ bị cận thị rất cao và các cháu có thể bị cận từ lứa tuổi tiểu học. 

Tuy nhiên những biện pháp hỗ trợ cho trẻ phòng chống bệnh lại chưa nhiều. Hiện chưa có nhiều địa điểm để trẻ có thể chơi thể thao, hạn chế thiết bị điện tử, trong khi cha mẹ bận rộn có thể để trẻ chơi cùng các thiết bị điện tử cho yên chuyện, trẻ bị lệ thuộc vào "thế giới hình vuông" với bao nhiêu trò chơi từ khi còn bé xíu và khó tách rời.

Con số tăng nhanh như bệnh dịch!

Bác sĩ Vũ Anh Tuấn chia sẻ số người mắc bệnh cận thị lên đến 1,4 tỉ người, chiếm 20% dân số toàn cầu nói chung.

Điều đáng nói là con số người mắc cận thị lại không đồng đều giữa các châu lục: ở châu Á số người mắc bệnh đông gấp đôi châu Âu và cao hơn 4,5 lần so với châu Phi.

Trong 10 năm tới, số người mắc cận thị có thể lên tới 2,5 tỉ người, tương đương 30% dân số thế giới thời điểm đó và có thể tăng đến gần 5 tỉ người trong 30 năm nữa. Ở châu Á, các nơi như Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan tỉ lệ cận thị ở học sinh 17-18 tuổi lên tới 80%, hầu hết thanh niên cận thị.

Bác sĩ Vũ Anh Tuấn

Theo bác sĩ Tuấn, thập niên 1960, tỉ lệ cận thị ở thanh niên các quốc gia và vùng lãnh thổ kể trên mới là 20-30%, nhưng mức độ gia tăng rất nhanh trong giai đoạn sau đó, đường trục mô tả mức độ gia tăng của bệnh cận thị như đường dốc đứng. 

"Việt Nam cũng không ngoài vòng xoáy này. Theo các cuộc điều tra độc lập quy mô nhỏ, Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ học đường mắc tật khúc xạ, phần lớn trong số này là bị bệnh cận thị"- bác sĩ Tuấn nói.

Theo bác sĩ Tuấn, nghiên cứu cho thấy tại Vũng Tàu có 20,4% học sinh cấp 2 bị cận thị, ở TP.HCM con số tương ứng ở học sinh lớp 12 là 55%, Hà Nội là 50%. 10% trong số này là bị cận thị nặng có thể dẫn đến những biến chứng gây mù lòa.

Cứ 2 người sẽ có 1 người đeo kính

Thật khó có thể chịu được nếu đến một ngày cứ 2 người lại có 1 người phải đeo kính.

Nhưng nếu không muốn mắc phải "dịch 4 mắt", hãy phòng chống bằng cách hạn chế tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, và một trong số đó là những màn hình hình vuông, ánh sáng xanh. Việt Nam là quốc gia có số người cận thị còn thấp hơn các nước xung quanh, nhưng thực tế chúng ta chưa có khảo sát cấp quốc gia, chưa có những khuyến cáo về nguyên nhân một cách chính thức, trong khi "giàu hai con mắt", các cụ đã dạy rồi.

Luyện mắt có chữa được cận thị?

TTO - Nhiều trang web, Facebook đang quảng cáo “bỏ kính không cần phẫu thuật”, “chữa các tật về mắt chỉ bằng tập luyện”, “tự chữa cận thị và loạn thị”... Liệu những lời quảng cáo này có đáng tin cậy?

LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp