Đổ bùn làm bít mương thoát nước

QUANG KHẢI
QUANG KHẢI

TT - Ngày 26-6, một bạn đọc báo tin trong lúc xây dựng hai cao ốc (do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai làm chủ đầu tư), đơn vị thi công đã đổ bùn đất xây dựng, cát đá xuống mương thoát nước của cụm dân cư khu B làng đại học tại ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (TP.HCM) gây cản trở dòng chảy.

0qepIMLd.jpgPhóng to
Một đoạn mương thoát nước bị bùn xây dựng lấp đầy - Ảnh: Q.KHẢI

Cùng ngày, có mặt tại hiện trường, chúng tôi thấy một đoạn mương thoát nước dài khoảng 100m gần như bị bùn xây dựng lấp đầy khiến nước bị ứ đọng.

Ban quản lý dự án khu B làng đại học thuộc công đoàn Trường đại học Khoa học tự nhiên đã có văn bản yêu cầu đơn vị thi công và chủ đầu tư khắc phục sự việc trên. Ông Tăng Quốc Cường, chủ tịch UBND xã Phước Kiển, cho biết xã đã yêu cầu đơn vị thi công phải nạo vét hết bùn, cát đá đã thải xuống mương thoát nước nói trên trước ngày 29-6.

■ Dây cáp thòng xuống vỉa hè. Tại góc đường Nguyễn Khắc Nhu - Cô Giang, P.Cô Giang, Q.1 (TP.HCM) có hai sợi cáp viễn thông thòng xuống rất thấp (ảnh). Theo một người dân tại đây, trước đó có một đơn vị bó gọn dây cáp tại khu vực này nhưng không hiểu sao lại để hai sợi cáp này thòng xuống thấp như vậy.

Sau khi tiếp nhận thông tin từ Tuổi Trẻ, đại diện Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN tại TP.HCM hứa sẽ cho người kiểm tra và xử lý ngay trong ngày 27-6. (Mậu Trường)

lvzqLSLQ.jpgPhóng to

■ Cột điện nghiêng vào nhà dân. Trước nhà 151/1/1 Lạc Long Quân, P.1, Q.11 (TP.HCM) có một cột điện đổ nghiêng vào sát nhà, nhiều dây điện lòng thòng sát mặt đường (ảnh).

Nhiều người dân ở đây cho biết cách đây hơn một tháng, sau trận mưa to thì cột điện nói trên đổ nghiêng khiến toàn bộ dây điện cao thế và các loại dây cáp sà xuống đường. Người dân đã báo cơ quan chức năng, sau đó một nhóm công nhân đã đến lắp hai cột điện mới và kéo ba dây điện cao thế lên nhưng cột điện bị nghiêng và toàn bộ dây cáp khác vẫn không được xử lý. (ĐÌNH DÂN)

0ZqB2ecU.jpgPhóng to

■ Nước cống chảy trên đường. Nhiều ngày qua, nước cống trước nhà 109 Lã Xuân Oai, P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9 (TP.HCM) liên tục chảy ra đường gây ngập và bốc mùi hôi thối. Theo người dân ở đây, lúc cao điểm sinh hoạt buổi sáng và chiều thì nước cống chảy ra đường nhiều hơn.

Bà Lê Thị Kim Liên, phó chủ tịch UBND P.Tăng Nhơn Phú A, cho biết tuyến cống thoát nước trên do các hộ dân tự lắp đặt. Thời gian gần đây cống liên tục bị nghẹt.

Bà Liên hứa sẽ tổ chức họp với bà con trong khu vực để tìm cách khắc phục sự cố trên trong thời gian sớm nhất. (QUANG KHẢI)

■ “Hố tử thần” nằm ngay ngã ba Phạm Văn Nghị - đường nội khu Hưng Phước 3, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7 (TP.HCM). Hố này có đường kính khoảng 40cm, sâu 0,5m, bên dưới khoét hàm ếch rất rộng (khoảng 2m). Người dân trong khu vực đã dùng ghế và nhánh cây cắm xuống hố để cảnh báo người đi đường (ảnh).

Nhận được thông tin từ Tuổi Trẻ, thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM hứa sẽ báo lại với Khu quản lý giao thông đô thị biết để xử lý kịp thời. (Mậu Trường)

ymDFgt47.jpgPhóng to

■ Buôn bán lấn chiếm hẻm. Hẻm 461 Bạch Đằng, P.2, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) bị 3-4 hộ dân lấn chiếm để buôn bán khiến người dân sống trong hẻm đi lại rất khó khăn. Đặc biệt, có hộ còn dựng cả mái che cố định ngay đầu hẻm để buôn bán.

Ông Võ Hoàng Phú - phó chủ tịch UBND P.2 - cho biết UBND phường đã tiếp nhận phản ảnh của người dân. Hẻm 461 trước kia chỉ có một hộ dân bán hàng, nhưng nay có thêm hai hộ dân trong hẻm cùng buôn bán và một hộ dân nhà ở số 463 liền kề thi thoảng cũng để đồ sang. Các hộ dân này bán cơm, bán nước uống nên có kê bàn ghế trong hẻm. UBND phường đã mời các hộ dân nói trên đến làm việc. Tuy nhiên đây là các hộ dân sống trong hẻm, bán hàng mưu sinh đã lâu nên phường không cấm tuyệt đối, chỉ yêu cầu các hộ này làm cam kết kê bàn ghế gọn gàng để không ảnh hưởng đi lại và chỉ bán vào một số giờ nhất định trong ngày. Các hộ dân này đã đồng ý và cam kết sẽ thực hiện. (BÁ SƠN)

Móng chân cầu sạt lở

Ngày 27-6, bạn đọc Nguyễn Trung Thành báo tin cầu treo bắc qua sông Đăk Tơ Kan, nối từ UBND xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đến làng Ngọc Năng 1, vừa mới được xây dựng nhưng một bên móng dưới chân cầu đã lở (ảnh) khiến người dân lo lắng khi qua lại cầu trong mùa mưa lũ này.

Bà Mai Thị Luận, phó chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Ông, cho biết xã đã làm việc với đơn vị thi công cầu và yêu cầu đơn vị này sớm khắc phục sửa chữa cầu treo nói trên trước mùa mưa lũ năm nay. (TRẦN THẢO NHI)

FdIIVUPZ.jpgPhóng to

■ Công viên “trùm mền”. Đó là công viên Nguyễn Văn Trỗi ở P.Thuận Thành, TP Huế. Công viên này đã được mở rộng, nâng cấp từ nhiều năm nay và bổ sung các hạng mục vui chơi cho trẻ em, nhưng hơn hai năm nay những con tàu, đường ray, nhà ga, ngựa đu quay, bãi xe đụng... đã “trùm mền” dưới nắng mưa và có nguy cơ trở thành phế liệu (ảnh). Trong khi đó, trẻ em ở cả bốn phường Thành Nội Huế vẫn không có sân chơi.

Ông Phan Đình Ngôn, giám đốc Trung tâm công viên cây xanh Huế, cho biết các dịch vụ vui chơi tại công viên nói trên do cán bộ của trung tâm góp vốn đầu tư và hằng năm có nộp tiền thuê đất. Lâu nay công viên ngừng hoạt động là do các trò chơi nói trên gặp sự cố chưa khắc phục được. Lãnh đạo trung tâm đang bàn với công đoàn cơ quan để đầu tư cho công viên hoạt động trở lại. (TRỌNG BÌNH)

Xb9muoTr.jpgPhóng to

■ Tỉnh lộ 623 hư hỏng nặng. Tỉnh lộ 623 từ huyện Sơn Hà đi huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) xuống cấp trầm trọng (ảnh) nhưng vẫn chưa được tu sửa. Theo người dân địa phương, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông ở các đoạn đường hư hỏng này.

Ông Phạm Tấn Hoàng, chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho biết huyện đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Quảng Ngãi về vấn đề này. Theo đó, huyện đề nghị tỉnh chỉ đạo đồng bộ để chủ đầu tư các công trình trên địa bàn phối hợp với địa phương sớm có giải pháp duy tu bảo dưỡng tuyến đường nói trên cho người dân đi lại thuận tiện. (VÕ MINH)

F5yOSZ0r.jpgPhóng to

■ Mỏ đá gây ô nhiễm. Hơn 100 hộ dân sống giữa tám mỏ đá ở hai thôn Phước Thuận và Phước Hậu, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) hằng ngày phải sống chung với khói bụi, ô nhiễm từ các lò gạch, mỏ than, công trường khai thác đất đá. Mỗi ngày các mỏ khai thác đất đá cho nổ mìn hai lần khiến đất đá rơi phủ rộng cả một vùng và làm hư hỏng đồ đạc, nứt nhà dân (ảnh).

Chị Lê Thị Hương, một người dân ở đây, cho biết nhiều hộ dân đành phải bỏ hoang đất và bỏ nhà đi nơi khác sinh sống.

Ông Nguyễn Văn Lô, thôn trưởng thôn Phước Thuận, than thở: “Công ty khai thác đá có đền bù về đất đai, ô nhiễm cho người dân nhưng số tiền 170.000 đồng/tháng/hộ không thể bù đắp được những thiệt hại, mất mát của người dân do việc khai thác đá gây ra”.

Theo ông Nguyễn Đăng Dự - chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn, xã đã nhiều lần làm việc với HĐND TP, Sở Tài nguyên - môi trường TP về nội dung phản ảnh của người dân, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được chỉ thị xác thực để giải quyết vấn đề này. (Đ.Đức - L.Trung)

NTwbFCia.jpgPhóng to

---------------------------------------------

Các tin trên được thực hiện từ tin báo của bạn đọc có số điện thoại 0163388... và hai bạn đọc tên Ngọt, Bích.

QUANG KHẢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp