27/01/2025 07:46 GMT+7

‘Đổ bê tông’ trước khi uống rượu, có giảm say?

Nhiều người mách nhau ăn thật no trước khi uống rượu sẽ giúp giảm say rượu hơn. Điều này có đúng?

‘Đổ bê tông’ trước khi uống rượu, có giảm say? - Ảnh 1.

Lạm dụng rượu bia gây ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Tác hại của rượu bia đến sức khỏe

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thủy - giám đốc Trung tâm nghiên cứu điều trị cai nghiện, Bệnh viện Châm cứu trung ương - việc lạm dụng rượu bia gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Rượu, bia làm tổn thương gan, tim: Khi uống rượu bia, chỉ có khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu, 90% còn lại đi thẳng qua gan. Nếu tần suất uống rượu bia nhiều, dần dần gan sẽ bị tổn thương do phải làm việc liên tục để đào thải độc tố ra ngoài.

Hơn nữa nếu uống nhiều rượu, bia hoặc uống trong thời gian dài liên tục có thể dẫn đến các bệnh như: rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, thiếu máu cơ tim, suy tim, bệnh huyết áp… Rượu, bia gây bệnh về tâm thần, mất kiểm soát hành vi.

Uống nhiều rượu, bia khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về tâm thần trầm trọng (mất trí nhớ, rối loạn lo âu, mất ngủ,...). Rượu và bia cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn não bộ, gây ra các hành vi mất kiểm soát như: đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm chạp, có nhiều hành động xấu liều lĩnh hơn…

Nội tiết tố thay đổi: Nam giới uống rượu, bia nhiều gây cản trở quá trình quan hệ và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Phụ nữ nghiện rượu có thể làm suy yếu vùng hạ đồi - tuyến yên và buồng trứng dẫn đến trứng không rụng, gây rối loạn kinh nguyệt.

Rượu, bia là nguyên nhân gây bệnh gout: Khi uống nhiều rượu bia, chất cồn dư thừa sẽ tích tụ lại đồng thời gây ức chế sự đào thải của acid uric, lâu dần chúng tích tụ trong các ổ khớp, từ đó gây ra đau gout cấp tính.

Nghiện rượu, bia dẫn đến mắc bệnh ung thư: Thường xuyên uống rượu bia là nguyên nhân liên quan trực tiếp tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, đại - trực tràng, gan.

Những trường hợp uống quá nhều, quá mức đáp ứng của cơ thể có thể xảy ra tình trạng ngộ độc rượu. Biểu hiện của ngộ độc rượu nặng là nôn nhiều, vã mồ hôi, giảm ý thức, thậm chí hôn mê. Nhiều trường hợp tím tái, vệ sinh không tự chủ… Những trường hợp này cần đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời.

Ăn no có giúp giảm say rượu?

Theo bác sĩ Thủy từng thể trạng, cơ địa, việc ngộ độc rượu hay say rượu sẽ có nhiều mức độ khác nhau.

Khi uống rượu bia, chỉ có khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu, 90% còn lại đi thẳng qua gan. Nếu tần suất uống rượu bia nhiều, dần dần gan sẽ bị tổn thương do phải làm việc liên tục để đào thải độc tố ra ngoài.

Để giảm say, trước khi uống rượu nên ăn uống đầy đủ, có thể ăn thêm tinh bột, các thức ăn giàu lipid…, việc này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu rượu vào cơ thể.

Sau khi tỉnh rượu, cũng nên ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, có đường, đầy đủ dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe.

"Đối với những người uống nhiều rượu, bia, khi thấy họ có biểu hiện như nói không rõ, ú ớ, gọi không phản ứng, thở yếu, tím tái, bất tỉnh, chân tay lạnh… cần đưa ngay đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời", bác sĩ Thủy khuyến cáo.

Các chuyên gia cũng cho rằng việc ăn no trước khi uống rượu có tác dụng, nhưng cần hiểu rằng việc ăn no trước khi uống rượu không phải là cách "giảm say" hoàn toàn, mà chỉ giúp làm chậm quá trình hấp thụ cồn vào máu, từ đó giảm phần nào tác động của rượu lên cơ thể.

Đây là một biện pháp hỗ trợ, không phải là giải pháp tuyệt đối. Cụ thể, nên ăn các loại thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh như trứng, phô mai, bơ, chuối, yến mạch hoặc cá hồi. Những thực phẩm này tạo một lớp màng bảo vệ trong dạ dày, giúp cồn hấp thụ vào máu chậm hơn.

Tránh ăn no quá mức vì có thể gây khó chịu cho dạ dày khi kết hợp với rượu. Ngoài ra, nên uống nước trước và trong khi uống rượu để giảm nguy cơ mất nước và mệt mỏi.

Bác sĩ Thủy cũng khuyến cáo người dân chỉ nên uống dưới hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.

Trong đó, một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330ml (5%); 1 cốc bia hơi 330ml; 1 ly rượu vang 100ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).

‘Đổ bê tông’ trước khi uống rượu, có giảm say? - Ảnh 3.Bác sĩ mách cách ăn uống tăng đề kháng, giải rượu dịp Tết

Tết Nguyên đán là dịp đoàn tụ gia đình, bạn bè và thời gian cho những bữa tiệc thịnh soạn, những chuyến đi chơi sau 1 năm làm việc vất vả. Vì vậy chế độ ăn uống, sinh hoạt của nhiều gia đình có sự thay đổi, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp