23/01/2024 21:49 GMT+7

Đồ ăn uống, nhà ở và nhiều dịch vụ ‘rủ nhau’ tăng giá

Theo đại diện Bộ Tài chính, một số mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong rổ tính lạm phát cơ bản có xu hướng tăng kéo dài như "nhà ở thuê", "ăn uống ngoài gia đình"...

Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu kiểm soát tốt lạm phát - Ảnh: VGP

Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu kiểm soát tốt lạm phát - Ảnh: VGP

Chiều 23-1, Phó thủ tướng Lê Minh Khái - trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá - đã chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024.

Nhà ở thuê tăng giá kéo dài

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Tấn Cận cho biết mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2023 biến động tăng vào đầu năm, sau đó theo xu hướng giảm dần và tăng nhẹ trở lại trong quý 4.

Bình quân năm 2023, CPI tăng 3,25% so với cùng kỳ năm trước, trong phạm vi lạm phát mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với năm 2022.

Theo đại diện Bộ Tài chính, một số mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong rổ tính lạm phát cơ bản có xu hướng tăng kéo dài như "nhà ở thuê", "ăn uống ngoài gia đình".

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trình bày báo cáo - Ảnh: VGP

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trình bày báo cáo - Ảnh: VGP

Cụ thể, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã tăng 6,58% so với năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,24%, cùng với đó giá thuê nhà ở tăng cao.

Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, đồ uống và thuốc lá, thuốc và dịch vụ y tế, hàng hóa và dịch vụ khác cũng tăng đã tác động làm CPI tăng lên.

Riêng chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,44% so với năm trước do một số địa phương tăng học phí năm học 2023 - 2024 theo lộ trình làm CPI chung tăng 0,46%.

Ở chiều ngược lại, một số nhóm hàng hóa như xăng dầu, gas, bưu chính, viễn thông giảm giá, làm CPI chung giảm.

Năm 2024, Quốc hội đề ra tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5% và tốc độ tăng CPI bình quân từ 4 - 4,5%. Trên cơ sở tổng hợp nhiều yếu tố, nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đưa ra 3 kịch bản lạm phát với các mức dự báo CPI bình quân tăng 3,52%, 4,03% và 4,5%.

Từ 1-7-2024 tăng lương

Kết luận tại cuộc họp, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ ngành rút kinh nghiệm, cần quyết liệt, chủ động hơn để kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền các giải pháp trong công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2024.

Phó thủ tướng cũng lưu ý từ 1-7-2024 sẽ thực hiện tăng lương. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên, nhiều yếu tố khó lường như biến động giá cả của một số mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, thực phẩm, thiên tai, biến đổi khí hậu)…

Do đó cần dự báo sát tình hình thực tế, hết sức cẩn thận, không được chủ quan, để sẵn sàng các phương án quản lý, điều hành giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Phó thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cung cầu hàng hóa các mặt hàng thiết yếu, không được để đứt gãy nguồn cung, kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả trước các diễn biến bất thường.

Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp.

Ngoài ra, cần chủ động dự báo và có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là trong các thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm tươi sống khác, vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải…

"Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến", Phó thủ tướng yêu cầu.

Giá xăng dầu tăng trở lạiGiá xăng dầu tăng trở lại

Từ 15h hôm nay 11-1, giá xăng dầu tăng trở lại theo quyết định điều hành mới đây của Bộ Công Thương.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp